Thảm cảnh từ những con tàu vĩnh viễn không về

Toàn bộ gia sản của họ dồn hết vào chiếc tàu. Tai ương bất ngờ ập đến giữa khơi xa, con tàu mãi mãi nằm dưới biển sâu, kéo theo cả những mạng người.

Thảm cảnh từ những con tàu vĩnh viễn không về

Cả gia tài chìm xuống biển

Đã gần năm tháng trôi qua, chị Lê Thị Huệ (35 tuổi), ở làng biển Thạnh Xuân Bắc, xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn (Bình Định) vẫn chưa hết bàng hoàng về sự ra đi đột ngột của người chồng Võ Xuân Cường.

Trong chuyến đi biển cuối cùng ấy, con tàu – toàn bộ tài sản của gia đình – đã vĩnh viễn nằm lại dưới đáy biển. Chị Huệ kể: Sau khi mẹ chị qua đời cách đây 5 năm, cha chị là ông Lê Văn Độ giao lại con tàu BĐ-95378TS cho người con rể Võ Xuân Cường cầm lái cùng anh em ra khơi mưu sinh cho cả gia đình.

Chiều 21.2, trong khi đang đánh bắt cá ngừ đại dương trên vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, một chiếc tàu hàng của nước ngoài bất ngờ đâm vào chiếc tàu của anh Cường rồi bỏ chạy. Anh Cường bị hất văng xuống biển. Những ngư dân còn lại may mắn được các tàu cá đang đánh bắt gần đó cứu vớt. Đến sáng hôm sau, khi tàu cứu nạn của hải quân Việt Nam ra ứng cứu, thì chiếc tàu cá đã bị chìm.

Thảm cảnh từ những con tàu vĩnh viễn không về

Một mình chị Huệ nuôi 2 con nhỏ cùng người cha già yếu

Ở làng biển Thạnh Xuân Đông, xã Hoài Hương, ngày ngày người ta thấy ông Nguyễn A lặng lẽ ngồi trước biển nhìn ra khơi. Ngoài đó, dưới lòng biển, hai chiếc tàu của gia đình ông vĩnh viễn không trở về.

Năm 2009, chiếc tàu trị giá hơn 500 triệu đồng của gia đình ông A bị một tàu nước ngoài đâm chìm ở vùng biển Trường Sa. Vay mượn khắp nơi được 600 triệu đồng, ông A sắm lại một chiếc tàu mới để ra khơi với mong mỏi trang trải nợ nần. Chưa kịp đủ tiền trả công anh em đi bạn, tháng 5.2011, chiếc tàu của ông A lại bị phá nước, chìm mất trên vùng biển Ninh Thuận. Ông A cùng bốn ngư dân khác được cứu sống khi đã kiệt sức.

Tương tự, gia đình ông La Hùng Vin, ở thôn Ca Công, xã Hoài Hương cũng đang điêu đứng với món nợ lớn. Tháng 3.2011, chiếc tàu có công suất 380 CV trị giá hơn 2 tỉ đồng của ông Vin bị tàu nước ngoài đụng, trôi dạt trên biển. Ông Vin huy động các tàu cá khác theo giữ khi nó trôi dạt qua tận vùng biển Indonesia, đồng thời ông vay mượn gấp gần 500 triệu đồng thuê tàu từ đất liền ra trục vớt. Về đất liền, ông vay tiếp hơn 400 triệu đồng để sửa chữa tàu. Vừa đi biển trở lại chuyến đầu tiên, chiếc tàu lại gặp nạn...

Ông Nguyễn Văn Nam, cán bộ phụ trách thuỷ sản xã Hoài Hương cho biết, địa phương này có số lượng tàu thuyền nhiều nhất tỉnh Bình Định với 650 chiếc; song đây cũng là nơi có nhiều tàu bị nạn nhất tỉnh. Chỉ tính từ đầu năm 2010 đến nay, xã Hoài Hương có 11 chiếc tàu bị chìm mất dưới biển, chủ yếu là do bị tàu nước ngoài tông, nhiều nhất ở vùng biển Trường Sa. Trong khi đó, hiện chỉ có 40% số tàu ở Hoài Hương mua bảo hiểm.

Nỗi đau trước nguy cơ vô gia cư

Anh Võ Xuân Cường không về để lại người vợ trẻ không có việc làm cùng hai đứa con bảy tuổi và 18 tháng tuổi. Bên nhà chồng cũng khó khăn trăm bề, nên sau khi chồng mất, chị Huệ đành bồng hai đứa con về ở với người cha đã già yếu.

Trước đây, gia đình dành dụm được bao nhiêu đều đã đổ hết vào chiếc tàu; bây giờ cả hai cha con không biết lấy gì để mưu sinh, nuôi dưỡng hai đứa cháu nhỏ. Khi xảy ra tai nạn, chiếc tàu đã hết hạn bảo hiểm, nên cả gia sản bị mất trắng. Xót thương thảm cảnh này, bà con hàng xóm gom góp giúp chị Huệ 3 triệu đồng mua chiếc máy làm nhang để kiếm cái ăn qua ngày.

Bây giờ, cặm cụi từ sáng đến tối, vừa chăm sóc hai đứa con, vừa làm nhang, mỗi ngày chị Huệ kiếm được từ 30.000 – 40.000 đồng, chỉ đủ để mua sữa, thức ăn cho hai đứa nhỏ.

Ông Độ, cha chị Huệ, lo lắng: “Điều cha con tôi lo nhất là không biết xoay xở ra sao với món nợ của quỹ tín dụng địa phương và ngân hàng.

Trước đây, tôi vay của quỹ tín dụng xã Hoài Hương 90 triệu đồng để đầu tư cho chiếc tàu; ngoài ra, hai vợ chồng Huệ cũng thế chấp căn nhà bên chồng vay ngân hàng 80 triệu đồng để làm phí tổn đi biển. Bây giờ đã mất sạch, tiền vay quỹ tín dụng đã đến hạn trả, tôi xin gia hạn, nhưng họ không chấp nhận. Căn nhà bên nhà chồng Huệ cũng có nguy cơ bị siết nợ”.

Gia đình ông Nguyễn Văn Trị (43 tuổi, ở thôn Thạnh Xuân Đông, xã Hoài Hương) cũng đang có nguy cơ rơi vào cảnh vô gia cư. Tháng 7.2010, khi đang câu mực trên vùng biển Đà Nẵng, chiếc tàu BĐ-50819 của ông Trị bất ngờ bị một tàu hàng tông vỡ rồi bỏ chạy.Vài phút sau, chiếc tàu cá chìm xuống đáy biển. Sau 36 giờ trôi dạt trên biển, sáu ngư dân trên chiếc tàu cá của ông Trị được một tàu của Myanmar cứu vớt đưa vào cảng Hải Phòng.

Giờ đây, hàng ngày, ông Trị cùng đứa con trai 17 tuổi đi biển thuê cho một tàu cá khác để kiếm cơm nuôi gia đình sáu người. Khốn nỗi, gần đây chuyến đi biển nào cũng thất bại, nên cha con ông Trị thu nhập chẳng được bao nhiêu. “Cha con tôi ráng làm kiếm cơm cũng đủ nuôi sống cả gia đình. Đau buồn nhất là quỹ tín dụng địa phương đã thông báo sẽ phát mãi ngôi nhà để thu nợ. Không biết rồi đây cả gia đình tôi sống ở đâu”, ông Trị nghẹn ngào nói.

Vợ chồng anh Lý Văn Vương, ở thôn Ca Công, cũng đang điêu đứng trước món nợ quá lớn và không biết lấy gì để mưu sinh. Vừa được gia đình hai bên cho ra riêng, vợ chồng anh Vương vay mượn hơn 800 triệu đồng để sắm chiếc tàu 165 CV ra khơi xa.

Tháng 5 vừa qua, chiếc tàu cá của anh Vương đã bị một tàu lạ tông chìm mất tàu ở phía nam đảo Phú Quý. “Bao nhiêu ước mơ, hy vọng của vợ chồng tôi đã bị chìm sâu dưới biển. Thật sự giờ đây vợ chồng tôi không biết làm gì, bắt đầu từ đâu”, anh Vương thẫn thờ nói.

Ông Trần Tấn Thuận, chủ tịch UBND xã Hoài Hương, cho biết: “Hầu hết những gia đình ở Hoài Hương có tàu bị chìm mất đều đang rơi vào cảnh phá sản, nợ nần chồng chất mà không biết cách gì để xoay xở, giải quyết.

Phần lớn bà con đều không mua bảo hiểm cho tàu thuyền, nên khi bị nạn là mất trắng. Khi có tàu bị nạn, chính quyền địa phương cũng chỉ đề xuất lên cấp trên, hoặc đề nghị ngân hàng dãn nợ, khoanh nợ; riêng quỹ tín dụng địa phương chưa có chính sách, nên rất khó giải quyết. Hiện nay, cái chính vẫn là bà con tương trợ nhau để vượt qua khó khăn hàng ngày...”

Theo SGTT

Theo SGTT

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Đang cập nhật dữ liệu !