Thạch Hà - Mùa thu mới (p.1)

"Mùa thu nay khác rồi" tôi xin mượn câu thơ của Nguyễn Đình Thi để lý giải về sự đổi thay của vùng quê Thạch Hà (Hà Tĩnh) hôm nay.

Bức tranh ngày mới hiện lên dưới trời thu lồng lộng, là những con đường thênh thang rộng mở, những cánh đồng phì nhiêu xanh tít tận chân mây, những xóm làng sầm uất thanh bình, đậm đà tình nghĩa.

Gương mặt Thạch Hà ngày mới.

Nhìn từ thị trấn bên sông Cày

Không hiểu người xưa ai đã đặt cho con sông này cái tên khá ngộ nghĩnh: sông Cày. Ngẫm lại thấy hay, rằng tên sông như một lời ký thác cho bao đời, muốn no thì phải chăm làm, phải siêng năng cày cuốc mới có gạo, ngô, khoai.

Tôi đã đi không biết bao nhiêu lần qua chiếc cầu xi măng nhỏ bắc qua sông Cày trên tuyến đường quốc lộ 1A, nối thị trấn Thạch Hà với thành phố Hà Tĩnh.

Con sông thầm lặng, như một tấm lụa màu xanh bốn mùa, loi thoi vài con thuyền nhỏ với những bông hoa lục bình nở tím. Những thập kỷ đói nghèo, nhìn gương mặt sông cũng đượm buồn như gương mặt người.

Tôi còn nhớ năm 1991 trở về trước, cả thị trấn Thạch Hà, dường như chỉ là đất "tre tro trùm bóng ngả / ôm mảnh vườn bao năm". Dầu người dân tần tảo "hai sương, một nắng" trên cánh đồng làng, hay lụi cụi bên bếp lửa hồng, làm bánh đa vừng, bánh đúc... để mưu sinh. Nhưng cây lúa và những chiếc bánh ấy, không đủ nuôi người. Cái nghèo còn bám rễ sâu hơn cả rễ tre, rễ tro trong vườn, từ thôn này sang thôn khác.

Thế rồi, công cuộc đổi mới của đất nước đã thổi vào vùng đất này một luồng sinh khí mới. Từ đường lối mới trong làm ăn, mở rộng và phát triển "5 thành phần kinh tế" (Đại hội Đảng lần thứ VI khởi xướng) cùng với nhiều chính sách vĩ mô được ban hành, thị trấn Thạch Hà bắt đầu vận hành theo "tư duy mới, hành động mới, hiệu quả mới".

Bữa nay ngồi nghe ông Nguyễn Văn Hợi, nhắc lại vài mẩu chuyện "thời gian khổ" mới thấy được sức bật của thị trấn Thạch Hà, đang tiến dần để hiện hữu gương mặt đô thị hóa. Ngay từ năm 2001, thị trấn được xây dựng với tầm vóc lớn hơn (sát nhập thị trấn Cày với xã Thạch Thượng) thay tên gọi mới "Thị trấn Thạch Hà".

"Đi từ không tới có" là cả một cuộc hành trình đầy gian lao và thử thách. "Chìa khóa mầu nhiệm" để mỗi bước đi Thị trấn Thạch Hà thành công chính là tinh thần "đoàn kết và dân chủ ".

Mỗi việc làm đều được "dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", đúc rút được bài học kinh nghiệm từ nhiều địa phương. Cán bộ lãnh đạo thị trấn Thạch Hà không duy ý chí, không phô trương chạy theo thành tích mà lấy thước đo toàn dân làm chuẩn khi họ mang lại lợi ích cho cộng đồng. Nhờ vậy, trong 5 năm qua, nhân dân đã tự nguyện hiến hơn 3.000m2 đất, tháo dỡ hàng trăm mét tường rào, hàng vạn cây xanh, nhiệt tình góp công, góp sức để biến những con đường hẹp thành rộng, biến đường cong thành thẳng, biến đường đất thành đường nhựa, đường bê tông.

Với hơn 5,5 tỷ đồng từ nguồn đóng góp của dân, 79 tỷ đồng từ nguồn vốn dự án, nguồn ngân sách địa phương, cuộc xây dựng và chỉnh trang thị trấn đã từng bước làm cho khuôn mặt Thạch Hà rực rỡ sắc hồng.

Một thị trấn nhỏ nằm cạnh con sông Cày ấy thuở xưa chỉ có đường nhựa quốc lộ 1A chạy qua, bây giờ cả thị trấn Thạch Hà, với gần 20km đã nhựa hóa và bê tông hóa. Đường đi tới đâu, những ngôi nhà cao tầng khang trang, những mảnh vườn xanh mát mọc lên tới đó. "Vui cứ đến ngày mỗi ngày nho nhỏ". Nhiều niềm vui nhỏ góp lại, thành niềm vui lớn: Khi thị trấn Thạch Hà, từ chỗ chọn nông nghiệp làm chủ lực, với tỷ trọng 70% trong kinh tế, nay chuyển cơ cấu nông nghiệp giảm xuống chỉ còn 30%, đưa con số 70% trong quá trình vận hành là dịch vụ thương mại và tiểu thủ công nghiệp. Chất đô thị hóa đang được hình thành, từ con đường nội thị với hai làn xe, có bồn hoa rực rỡ, các nhà các công sở UBND huyện Thạch Hà, Ngân hàng NN&PTNT, bưu chính - viễn thông, bệnh viện, trường học, công viên Lý Tự Trọng, các nhà hàng, khách sạn khang trang... thi nhau mọc lên với không khí nhộn nhịp của vận hội mới, sức sống mới.

Chủ tịch UBND thị trấn Nguyễn Trọng Thanh tâm sự: "Thị trấn Thạch Hà hiện nay có hơn 2.400 gia đình, với diện tích hơn 818ha. Mật độ dân số vùng này so với tiềm năng quỹ đất chưa đến nỗi lo "đất chật người đông". Một thuận lợi trong tiến trình xây dựng và phát triển là có hậu thuẫn lớn của cấp trên trong chiến lược đưa cán bộ có năng lực và phẩm chất về bám trụ cơ sở. Cán bộ luôn lắng nghe dân nên từ thực tế đã kịp thời điều chỉnh. Mỗi việc làm dù to hay nhỏ khi được dân góp ý. Chúng tôi đã xác định rõ tùy theo đặc điểm từng thôn, để quy hoạch rõ vùng nào sản xuất nông nghiệp, vùng nào nên mở rộng phát triển dịch vụ thương mại. Hiện nay ngoài 310ha diện tích thâm canh lúa màu, dọc tuyến đê sông Cày dành 18ha đất nuôi trồng thủy sản".

Ông Thanh cho tôi biết thêm: Nhờ sức bung của cơ chế thị trường, đời sống của dân khác hẳn xưa nhiều. Không nói đâu xa, chỉ nhìn vào chợ Cày, hiện đã có hơn 130 hộ đăng ký kiốt kinh doanh các mặt hàng tại chợ. Hàng trăm người khác, buôn bán đủ các loại hàng, mưu sinh hàng ngày từ khu chợ này. Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại trong nhiều năm qua đã phát triển khá rầm rộ, đa dạng các ngành nghề như: mộc, nề, vật liệu xây dựng, gia công cơ khí, vận tải, chế biến... Đến năm 2017, toàn thị trấn Thạch Hà có 839 hộ kinh doanh cá thể, tạo công ăn việc làm cho hơn 1.000 lao động.

(còn nữa)

Phan Thế Cải

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !