Tết hội nhập: Vì sao nhiều người Nhật ủng hộ?
Tết hội nhập: Vì sao nhiều người Nhật ủng hộ?
"Nhiều người sợ Tết vì vất vả, tốn kém"
Đón Tết cổ truyền âm lịch, lỡ cơ hội phát triển đất nước?
Gộp Tết âm-dương lịch như trộn nước với lửa?
Nhật Bản tổ chức tết cổ truyền của họ theo ngày dương lich cách đây hơn một thế kỷ nhưng người dân xứ Phù Tang vẫn bảo tồn những phong tục têt đặc sắc của mình. Infonet chuyện trò với người Nhật về cái tết hội nhập ở xứ sở hoa anh đào.
Dù ở bất cứ nơi nào, người Nhật Bản luôn giữ gìn truyền thống của họ |
Ông Nakanara, tỉnh Ai chi (Nhật Bản), 40 tuổi, dạy tiếng Nhật ở Trung tâm tiếng Nhật tại ĐH Bách khoa Hà Nội dành cho các kỹ sư CNTT chuẩn bị sang Nhật làm việc cho rằng, tùy theo văn hóa và phong tục tập quán của từng nước khác nhau mà tiến hành việc kết thúc một năm theo Tết dương lịch hay Tết âm lịch. Tôi nghĩ rằng theo cách nào thì cũng tốt.
Tuy nhiên, việc bắt đầu một năm mới từ ngày 1.1 dương lịch thì đối với các công ty kinh doanh hoặc đối với kinh tế xã hội nói chung hay việc quyết toán tài chính một năm sẽ đơn giản hơn vì ngày bắt đầy một năm không bao giờ thay đổi.
Còn đối với âm lịch thì ngày bắt đầu một năm luôn thay đổi theo từng năm nên rất khó khăn cho các các kế hoạch kinh doanh.
Thậm chí khi các đối tác đều nghỉ Tết dương lịch và các công ty trong nước lại có kỳ nghỉ dài vào Tết âm lịch, toàn bộ nhân viên đều nghỉ ngơi, kinh doanh và các hoạt động thường lệ ngưng trệ, thì khá khó khăn cho các công việc vận hành bình thường.
Hiện nay ở Nhật không có Tết âm lịch và cũng không có kỳ nghỉ vào dịp tết này.
Dù tổ chức theo năm dương lịch, tết của người Nhật Bản vẫn mang biểu tuơngj con giáp âm lịch |
Bà Yamanouchi ở Kyushu, 50 tuổi, là giáo viên dạy tiếng Nhật ở một Trung tâm ngoại ngữ Hà Nội chia sẻ suy nghĩ, cái lợi của việc gộp 2 kỳ nghỉ Tết Âm lịch với Tết dương lịch là dễ dàng cho việc lập kế hoạch hàng năm.
Việt Nam là nước đang phát triển, việc gộp 2 kỳ nghỉ Tết sẽ có lợi hơn cho công việc kinh doanh của các DN cùng như của nền kinh tế.
Tuy nhiên, cái cân nhắc là nếu người dân quên Tết âm lịch thì lâu dần sẽ mai một những nét văn hóa đặc sắc riêng.
Tôi nghĩ rằng Nhật Bản đã bỏ Tết âm lịch và đi theo Tết Dương lịch từ hơn 100 năm trước. Tết âm lịch được người Nhật thực hiện từ Thế kỷ thứ 6 khi có đạo Phật du nhập vào. Ngày nay ở một số nơi của Nhật Bản như đảo Kago, Okinawa, vùng Amami cũng vẫn duy trì phong tục đón Tết âm lịch.
Hiện nay xã hội Nhật Bản hoàn toàn không biết gì về việc trước kia khi chính thức thống nhất đón Tết dương lịch nên tất cả diễn ra bình thường và không có bất cứ dư luận xã hội nào. Người Nhật chỉ nghỉ và ăn Tết dương lịch, không biết có Tết âm lịch và cũng không được nghỉ vào dịp Tết âm lịch.
Tiến hành Tết âm lịch là Tết theo đạo Phật, mặc dù xã hội hiện nay tự do tín ngưỡng nhưng tôi vẫn thấy có điểm hay của đạo Phật là hướng thiện cho con người, hướng đến con người có trái tim biết cảm ơn, làm điều lanhfm kính người trên, vì vậy ngày Tết cũng là ngày cầu nguyện cho gia đình được an vui, thăm hỏi chức phúc ông bà, nhớ ơn tổ tiên....
Chị Sachiko Hogge, người Nhật hiện đang sống ở Hawaii, cho biết, rất thích các phong tục tết cổ truyền. Cứ mỗi khi tết đến bố tôi thường diện những bộ Kymono yêu thích nhất của ông trong dịp tết và ngồi đánh bài cùng các bạn. Mẹ tôi thì luôn bận rộn trong bếp và chẳng bao giờ đủ thời gian để mặc những bộ cánh cầu kỳ. Thế nhưng mẹ không quên mặc cho chị em tôi những bộ Kymono đẹp nhất. Trẻ con chúng tôi tụ tập thành vòng tròn, cùng chúc mừng năm mới và chờ được người lớn mừng tuổi. Món ăn truyền thống đặc biệt trong ngày tết là món đậu đen mà mẹ làm mỗi khi tết đến. Làm loại thức ăn này cũng kỳ công lắm, phải mất tới 2 ngày.
Đậu đen là món ăn truyền thống dùng trong các ngày tết của Nhật Bản |
Tất nhiên, ở nước chúng tôi lễ tết cũng thay đổi nhiều lắm rồi. Người ta có thể đi mua sắm hay nghe hòa nhạc chứ không cứ nhất thiết phải ở nhà chơi tết. Người Nhật nghỉ tết vào ngày 31/12 và ngày 1,2 và 3/1. Nhiều người làm trong suốt dịp tết để sau đó nghỉ bù. Nhiều người cũng đi du lịch trong những ngày nghỉ tết để bù lại khoảng thời gian làm việc vất vả trong năm.
Chúng tôi đã thay đổi cái tết âm lịch cách đây cả hơn trăm năm, nên nếu hỏi tôi thích hai cái tết hay một cái tết như hiện tại tôi sẽ không thể trả lời. Nhưng nếu có thể chọn lựa, tôi muốn có một cái tết dài ngày hơn để có thể tận hưởng được hết các hương vị tết, thăm thú được thêm bạn bè và họ hàng.
Bây giờ khi tôi sống ở một đất nước khác, tôi lại càng thấy mặt ưu việt khi gộp hai cái tết lại làm một. Vì hòa trong không khí năm mới của nước họ, tôi vẫn có thế tận hưởng cái tết cổ truyền đặc sắc của Nhật Bản. Trong khi đó các bạn người Việt Nam ở Hawaii đón cái tết muộn hơn khi mà kỳ nghỉ dài của năm mới đã kết thúc. Họ phải vất vả hơn trong công việc chuẩn cái tết của riêng mình.
Hương giang-Hương Trà