Lấy nhau 4 năm vợ chồng anh chị Phan Văn Thành trú tại Tứ Kỳ, Hoàng Mai, Hà Nội vẫn chưa có mụn con nào. Trong khi chị Nguyễn Thị Lan vợ anh Thành cặm cụi đi chữa bệnh, anh Thành tự tin mình khỏe
Chồng bị teo tinh hoàn
Gặp vợ chồng anh Thành tại phòng khám sản khoa phố Triệu Quốc Đạt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, chúng tôi được nghe lời tâm sự của vợ anh. Chị kể hai vợ chồng chị đều quê ở Bắc Giang, lên Hà Nội học hành rồi gặp nhau bén duyên nên vợ chồng. Cưới nhau đúng 4 mùa Valentine nhưng anh chị không sinh được mụn con nào.
Cảnh thuê trọ đi làm nên cũng không có nhiều tiền dư dôi là bao. Hai bên gia đình giục có con, chị Lan cứ vin vào cớ "kế hoạch" nhưng thực chất anh chị không sử dụng biện pháp tránh thai nào. 4 năm liền, chị lo lắng đến bệnh viện khám vì trước khi lấy chồng chị cũng hay bị rối loạn chu kỳ con gái. Tuy nhiên, một mình chị kiên trì chữa bệnh thôi chưa đủ. Bao nhiêu lần bác sĩ yêu cầu cả chồng chị đi kiểm tra nhưng anh kiên quyết không đến bệnh viện. Bố mẹ anh Thành còn nói bóng gió "ngày trước phá thai, uống thuốc tránh thai nhiều nên giờ khó có con". Nghe lời nói như thế, cổ họng chị Lan nghẹn đắng. Chị càng cố gắng muốn chữa bệnh dù bác sĩ thấy cơ quan sinh sản của chị bình thường, nang noãn tốt.
Ảnh minh họa
Cuối năm ngoái, chị Lan đề nghị chồng ly hôn đường ai nấy đi thì anh Thành mới chịu đến khám bệnh. Trước đi khám, anh còn quả quyết mình cao to, khỏe mạnh chắc chắn không bị bệnh gì. Tuy nhiên, khi đến khám chỉ bằng mắt thường các bác sĩ cũng biết anh bị chứng teo tinh hoàn vì tinh hoàn của anh rất nhỏ, có thể do hậu quả của bệnh quay bị. Hỏi lại tiền sử, anh Thành chỉ nhớ khi anh học lớp 10 có bị quai bị gây sốt và sưng ở vùng kín nhưng anh không để ý gì đến việc chạy hậu của bệnh. Sau này, thấy bừu hơi nhỏ, anh không quan tâm vì thấy sức khỏe của mình rất tốt nhất là trong chuyện thầm kín.
GS Đỗ Trọng Hiếu - Nguyên viện trưởng Viện Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em cho biết bị tổn thương tinh hoàn do chạy hậu quai bị là một bệnh thường gặp trong nam khoa và rất khó chữa. Đa số các cặp vợ chồng đều phải xin tinh trùng để có con vì tinh hoàn đã bị tổn thương nặng nề rất khó hồi phục, một vài trường hợp bị teo tinh hoàn một bên còn có khả năng có con ruột.
Cao, to không phải là đã khỏe
Hay trường hợp của anh Cao Văn Ngọc trú tại Quảng Ninh đang điều trị tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cũng tương tự. Anh Ngọc tự hào vì có chiều cao 1,78 mét nặng 75 kg. Vẻ bề ngoài nam tính của anh Ngọc khiến đàn ông cũng phải ghen tị.
Anh lấy vợ được 6 tháng nay. Hai vợ chồng anh không sử dụng biện pháp tránh thai nào mà vẫn không có thai. Trong chuyện chăn gối anh Ngọc cũng ổn định không bị xếp vào loại yếu. Khi hai vợ chồng anh xuống Hà Nội kiểm tra sức khỏe, anh chết sững khi làm tinh dịch đồ không có một chú "nòng nọc" nào cả.
Các bác sĩ ở bệnh viện Nam Khoa và Hiếm muộn Hà Nội tiến hành thủ thuật chọc tinh hoàn
Qua thăm khám bác sĩ phát hiện anh bị tắc ống dẫn tinh trùng. Trong trường hợp này, TS Lê Vương Văn Vệ - Giám đốc của bệnh viện cho biết bác sĩ phải chọc lấy tinh trùng từ tinh hoàn của anh Ngọc để làm thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất mang lại hiệu quả trong việc chữa vô sinh.
Không chỉ riêng anh Ngọc, TS Vệ cho biết nhiều thanh niên cao lớn đến bệnh viện "chém gió" về khả năng quan hệ tình dục của mình và kiên quyết khẳng định "đi khám cho vợ yên tâm chứ mình rất tốt". Tuy nhiên, khi đi khám thì nhiều ông ngã ngửa người khi biết mình yếu hoặc không có tinh trùng. TS Vệ nhấn mạnh không phải cứ to khỏe là con giống tốt.
Nhiều cặp vợ chồng vô sinh nhưng chồng ngại đến bệnh viện khám vì tự tin về bản lĩnh của mình để mặc vợ cặm cụi khám. Ngày nay y học về nam khoa phát triển nên việc điều trị vô sinh cần kết hợp cả hai vợ chồng để mang lại kết quả tốt.
1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.
Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.
Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.
'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.
Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.
Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.
Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.
Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.