Tận mắt thấy di tích chùa Một Cột xuống cấp

Những bức ảnh cho thấy chùa Một Cột (Hà Nội) đang bị hư hại nghiêm trọng, do địa thế trũng, thường xuyên bị ngập úng.

Chùa Một Cột được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đợt đầu tiên năm 1962. Ngôi chùa này được công nhận có kiến trúc độc đáo nhất châu Á tháng 12/2012.

Theo đại đức Thích Tâm Kiên trụ trì chùa Một Cột, chùa bắt đầu dột từ năm 2002. Bắt đầu từ nhà Tổ đến các kèo gỗ và phía bên trong bàn thờ các sư tổ, hễ trời mưa là nước rơi trực tiếp xuống các pho tượng và ngấm vào tường khiến nhà chùa phải đội nón lá và mặc áo mưa cho tượng để bị bong tróc. Các kèo gỗ do nước mưa ngấm lâu đã bị mục nát.

Ngày 2/5, đại đức Thích Tâm Kiên gửi tâm thư đến UBND TP Hà Nội về việc mong các cơ quan chức năng trùng tu di tích chùa Một Cột theo đúng luật di sản văn hóa. Bức tâm thư của đại đức cũng ghi rõ: "Sau 30 ngày nữa không có ý kiến của các cấp chính quyền, nhà chùa đành phải dỡ ngói và hạ giải để đảo ngói toàn bộ chùa và nhà mẫu để tạm thời tránh dột nát khi mùa mưa bão sắp tới".

Thời điểm ngôi chùa chuẩn bị đón bằng kỷ lục là Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á (ngày 12/11/2012), nhà chùa được ông Đỗ Viết Bình, Chủ tịch UBND quận Ba Đình thông báo: Để có phương án trùng tu chùa đúng nhất, nhằm phát huy giá trị di tích đặc biệt này, UBND quận Ba Đình sẽ tiến hành hội thảo khoa học về chùa Một Cột - Diên Hựu vào cuối tháng 11/2012, từ đó sẽ báo cáo trình lên UBND TP Hà Nội, xin ý kiến của Bộ VH-TTDL. Tiếp đó sẽ có hội thảo về trùng tu cho chùa Một Cột. Thế nhưng, cho đến nay, kế hoạch hội thảo vẫn nằm trên giấy.

Trao đổi với báo chí, ông Đỗ Viết Bình Chủ tịch UBND quận Ba Đình cho rằng: "Tình trạng xuống cấp ở chùa Một Cột vẫn chưa ở mức nghiêm trọng. Để có thể trùng tu một công trình quan trọng như chùa Một Cột phải cực kỳ thận trọng, để sau khi chúng ta thực hiện dự án có thể bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản, đáp ứng nhu cầu của phật tử thập phương và nhân dân Thủ đô".

Tận mắt thấy di tích chùa Một Cột xuống cấp - ảnh 1

Khu nhà Tổ thuộc quần thể chùa Một Cột bị dột và xuất hiện nhiều vết nứt.

Tận mắt thấy di tích chùa Một Cột xuống cấp - ảnh 2

Theo Đại đức Thích Tâm Kiên, trụ trì chùa Một Cột, không chỉ có dột và rạn nứt ở nhà thờ Tổ, tại sân chùa Một Cột cũng xảy ra tình trạng ngập. Trong 2 năm 2011 và 2012 nhà chùa phải thuê công ty cấp thoát nước nạo vét 164m3 bùn từ hồ. Vào ngày 8/8/2011, một trận mưa to đã làm ngập tường bao quanh chùa, nước tràn vào nhà thờ Tổ gây ngập đến 20cm.

Tận mắt thấy di tích chùa Một Cột xuống cấp - ảnh 3

Nhiều cột, kèo tại nhà thờ Tổ bị mục nát.

Tận mắt thấy di tích chùa Một Cột xuống cấp - ảnh 4

Có những cột, 2 kèo cách xa nhau 2-3cm.

Tận mắt thấy di tích chùa Một Cột xuống cấp - ảnh 5

Mái ngói bị đảo lộn do nắng mưa.

Tận mắt thấy di tích chùa Một Cột xuống cấp - ảnh 6

Nhiều lần nhà chùa phải mặc áo mưa và đội nón cho tượng.

Tận mắt thấy di tích chùa Một Cột xuống cấp - ảnh 7

Nước theo đường dây điện ngấm vào bên trong, khiến nhiều kèo nhỏ đỡ ngói bị mục nát nghiêm trọng.

Tận mắt thấy di tích chùa Một Cột xuống cấp - ảnh 8

Bậc lên ở nhiều khu vực bị rạn nứt.

Tận mắt thấy di tích chùa Một Cột xuống cấp - ảnh 9

Tấm biển di tích tại chùa Một Cột cũng bị bong tróc.

Tận mắt thấy di tích chùa Một Cột xuống cấp - ảnh 10

Nhiều mảng vữa bị rơi và bức tường bị hư hỏng.

Tận mắt thấy di tích chùa Một Cột xuống cấp - ảnh 11

Những vết nứt lớn khiến không ít khách tham quan lo sợ cho tính mạng những nhà sư trong chùa.

Tận mắt thấy di tích chùa Một Cột xuống cấp - ảnh 12

Hàng quán nối liền với chùa Một Cột từ bên ngoài gây mất mỹ quan một công trình mang tính lịch sử và nằm giữa trái tim Thủ đô.

Lê Hiếu

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Đang cập nhật dữ liệu !