Tâm sự của những nữ y tá ở Viện dưỡng lão

Chừng ấy năm gắn bó, chị Thanh nhận ra một điều, mình rồi cũng già như các cụ, biết đâu một ngày nào đó mình cũng cô đơn như các cụ thì sao? Thế nên trong công việc chị luôn cố gắng phục vụ tốt để lấy đức cho mình, cho con.

Các cụ nhiều bệnh và khó tính

Nguyễn Tú Oanh năm nay 33 tuổi nhưng đã có thâm niên 10 năm làm hộ lý chăm sóc các cụ già ở Trung tâm bảo trợ xã hội 3. Chồng đi xa, Oanh có hai con nhỏ nhưng mỗi tuần phải trực một buổi tối.

Infonet khởi đăng loạt bài "Những chuyện đời ở Viện dưỡng lão" với mong muốn từ chia sẻ của các cụ ông, cụ bà đang sinh sống tại những địa chỉ này, những tâm sự sâu sắc và chân thành của họ, chúng ta sẽ có cái nhìn công bằng hơn, quan niệm đúng mực hơn về ý nghĩa của những Viện dưỡng lão trong xã hội...

Bài 1: Vào trại dưỡng lão nghe nhà báo 86 tuổi kể chuyện đời mình

Bài 2:"Không nợ tình, không nợ tiền, đời thanh thản lắm"

Bài 3: Trung tâm là nhà, đi xa là nhớ

Bài 4:Chồng chết, con chết, cụ bà đứng trước cửa Trung tâm bảo trợ xã hội khóc tu tu

Phải chăm sóc hơn 100 các cụ, mà hầu hết các cụ yếu, trầm cảm, lại mang trong mình nhiều loại bệnh, Oanh cho biết: “Các cụ già hay tích trữ, giấy báo, túi ni lông, hộp sữa, mình dọn vệ sinh, nếu cụ nào minh mẫn thì họ đồng ý thì bỏ đi, còn những người không minh mẫn họ không còn lấy gậy phang cho ấy”…

“Vì công việc mình đã lựa chọn nên cũng phải vui vẻ mà làm, phải coi các cụ như người nhà thì mới làm được. Chứ lương và phụ cấp cũng thấp, một tháng chưa đầy 3 triệu mà còn phải thuê nhà và nuôi con.”- Oanh chia sẻ.

Tôi hỏi Oanh, một tối trực phải làm những gì, Oanh nói: “Em đi kiểm tra những cụ yếu ăn uống, ngủ nghỉ như thế nào. Có những hôm gặp cụ yếu quá, các cụ mất thường vào lúc gần sáng. Lúc đó cũng sợ nhưng vẫn phải kết hợp với y tế để xử lý công việc của mình.”

Tâm sự của những nữ y tá ở Viện dưỡng lão - ảnh 1

Chăm lo sức khoẻ cho các cụ là công việc hằng ngày của chị Kim Thanh. Ảnh: HN

Ông Bùi Tiến Thành (Phó Giám đốc Trung tâm Bảo trợ Xã hội 3) cho biết: “Các cụ vào đây hầu hết khó tính, hiện nay có 20 cụ phải nằm một chỗ nên điều dưỡng, hộ lý phải bón ăn, tắm giặt, vệ sinh tại chỗ cho các cụ. Nhiều người già bị lẫn nên cũng gặp một số khó khăn trong nuôi dưỡng.”

“Theo chế độ nhà nước mỗi cụ thuộc diện chính sách được 700 nghìn/tháng. Mỗi ngày phần ăn của các cụ tương đương với 23 nghìn đồng mà phải chia làm 3 bữa, tính cả than củi chất đốt nữa nên cuộc sống tương đối vất vả.”- Ông Thành cho biết thêm.

“Yêu già, già để tuổi cho”

Chị Lê Thị Kim Thanh, Trưởng phòng Y tế đã gần 20 năm gắn bó với trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ em.

Chừng ấy năm gắn bó, chị nhận ra một điều, mình rồi cũng già như các cụ, biết đâu một ngày nào đó mình cũng cô đơn như các cụ thì sao? Thế nên trong công việc chị luôn cố gắng phục vụ tốt để lấy đức cho mình, cho con.

Người ta nói: “Yêu trẻ trẻ đến nhà, yêu già già để tuổi cho”.  Biết đâu một lúc nào đó mình sẽ là đối tượng của trung tâm như thế này thì sao.”- Chị Thanh tâm sự.

Là người quản lý về công tác y tế, chăm sóc tinh thần, bệnh tật cho các cụ, chị Thanh cho biết: “Các cụ ở đây thuộc nhiều thành phần khác nhau tuỳ từng lứa tuổi. Tính tình nhiều lúc còn tuỳ thuộc vào các hoàn cảnh, có cụ không bao giờ thấy cười. Ngay cả việc sắp xếp cụ nào ở với cụ nào cũng phải có sự lựa chọn phù hợp.”

“Chăm sóc người già bao giờ cũng vất vả hơn. Bệnh các cụ là bệnh lâu dài, cao huyết áp, tim mạch, xương khớp, bệnh người già là bệnh theo tuổi. Ở trung tâm này không can thiệp về ngoại khoa, khi các cụ có bệnh vượt quá khả năng y tế cơ sở là phải chuyển viện theo nơi đăng kí bảo hiểm y tế của các cụ.”

Tâm sự của những nữ y tá ở Viện dưỡng lão - ảnh 2

Công việc vất vả nhưng chị Thanh vẫn nói rằng làm thiện để đức cho con. Ảnh: HN

Mức thu nhập của nhân viên ở đây rất thấp, 17 năm công tác giờ mỗi tháng chị Thanh chỉ nhận suýt soát 4 triệu đồng. “Ngay bản thân tôi, có những lúc mình cũng buồn, vì hằng ngày phải tiếp xúc nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, khổ sở mình cũng buồn lây.”- Chị kể.

“Ngày mới 27 tuổi vào đây, thấy bạn bè mình làm những chỗ đỡ khổ hơn mình cũng giao động. Sau này, lấy chồng rồi thì xác định công việc này mang tính chất thiện. Các cụ khó tính mình vất vả nhưng mình làm việc thiện để phúc cho con cháu nên anh em nhân viên người nọ động viên người kia như thế.”

Khi nhắc về cái "được" của công việc, chị còn cho biết: “Mình sống và làm việc ở đây, con cái mình nó cũng học hỏi được tính biết chia sẻ với người khác. Con đứa đầu lớp 8 của tôi rất hay vào chơi và trò chuyện với các em mồ côi và các cụ già ở đây.”

“Khi các em mồ côi trong trung tâm đi học cùng trường, con tôi thấy các em bị bắt nạt là chạy về mách mẹ như chính em út của mình. Khi thấy mẹ nói to với các cụ, con rơm rớm nước mắt bảo mẹ: “sao mẹ lại quát các cụ thế?” Thực ra là các cụ lãng tai nên mình phải nói to. Chỉ vậy thôi mà tôi thấy đó là điều "được" sau những tháng ngày vất vả với nghề.”- Chị chia sẻ.

Hoài Nam

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !