Để kiếm tiền trang trải, trả nợ cho người em cờ bạc và cứu gia đình khỏi những quyển sổ nợ ngân hàng, Mai quyết định theo mối của một người phụ nữ đi đẻ thuê. Với cô, một lần và ám ảnh suốt đời.
Mai tâm sự về lần đẻ thuê nhớ đời của mình.
Hãi hùng vì bơm phôi xong bụng chướng lên
Mới đây, Quốc hội đã thông qua Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi trong đó có nội dung cho phép mang thai hộ nhưng nghiêm cấm đẻ thuê. Phóng viên đã có buổi nói chuyện với Bùi Thị Mai (tên nhân vật đã thay đổi), một cô gái quê Quảng Ninh, từng đẻ thuê cho một gia đình ở Hà Nội.
Không dễ gì chúng tôi mới có được cuộc nói chuyện với Mai. Cô gái có nước da ngăm đen, dáng vóc cao to. Mai kể về thời gian mình nhận lời mang thai hộ một người quen của chị họ ở Hà Nội để lấy tiền về trả nợ ngân hàng do người em cờ bạc.
Mai kể, năm 2011, em trai Mai nợ xã hội đen 200 triệu đồng, lãi mẹ đẻ lãi con gia đình Mai phải thế chấp nhà cửa, chạy vạy khắp nơi để trả nợ. Khi trả nợ cho em, ngày Tết cả nhà cô không dám ở nhà vì ngân hàng đến đòi tiền. Mai lại từng lầm lỡ lúc 18 tuổi khi cô có thai với một người đàn ông. Họ đã bỏ cô lại khi đứa bé vừa chào đời. Mai đành nhờ bố mẹ nuôi con.
Cuộc sống vô cùng khó khăn, Mai được người chị họ mách có cách để kiếm tiền: Đó là đi mang thai hộ một gia đình giàu có ở Hà Nội. Người vợ có một cô con gái và muốn sinh thêm cậu con trai nhưng chị ấy bị cắt tử cung vì nhau cài răng lược khi sinh con đầu lòng. Họ vẫn muốn sinh thêm con bằng chính dòng máu của mình.
Sau khi Mai được đưa đến gặp gia đình nhà người đó. Mai nhận số 100 triệu ứng trước về trả nợ. Cô theo người thuê mình vào các bệnh viện làm xét nghiệm. Mọi kết quả xét nghiệm của Mai đều tốt. Gia đình nhà người đó đã lên lịch với bác sĩ chọc trứng và tiến hành cấy phôi trong ống nghiệm. Mai nghỉ ngơi đợi ngày nhận phôi thai vào bụng mình.
Bác sĩ bơm vào Mai hai phôi. Nhớ lại thời gian bơm phôi, Mai rùng mình: "Chắc em sợ đến lúc già không dám làm nữa. Kinh khủng quá".
Cái kinh khủng của Mai không phải là cô bị ảnh hưởng hay bơm phôi thai đau đớn gì. Khi bơm phôi được vài ngày, bụng Mai bắt đầu chướng lên như trống. Bác sĩ bảo không đáng lo, có thể do tác động của thuốc. Tuy nhiên, Mai vẫn thấy khó chịu. Cô nghĩ, mình chết chắc rồi.
Mai kể: "Em không thể thở được, chỉ nằm ở giường nâng phần đầu lên rồi há hốc miệng ra thở. Cơm hay các loại gì đều không thể nuốt nổi. Có lúc, em nghĩ mình chết chắc vì cái bụng to như bà bầu đến ngày sinh. Dù bác sĩ bảo cũng có người từng bị như em nhưng em vẫn sợ".
Thời gian đó, dù gia đình nhà người thuê chăm sóc và giúp đỡ Mai rất nhiều nhưng cô vẫn sợ mình không qua khỏi được. Có lúc Mai cầu xin bác sĩ hãy cứu mình nhưng lại sợ số tiền cầm của gia đình nhà người đó sẽ không có để trả. Mai đành nhắm mắt hi vọng mọi điều kinh hoàng sẽ trôi qua.
Mất đúng 10 ngày đầu khi bơm phôi Mai mới trở lại bình thường được. Đến nay, cô vẫn sợ khi nghĩ lại lúc bơm phôi đó.
Ngậm ngùi ngày trả con
Sau khi sinh con bằng phương pháp sinh thường khi đứa trẻ được 37 tuần tuổi, Mai phải trả con lại cho bố mẹ ruột của bé. Giây phút người phụ nữ ôm đứa trẻ vào lòng như cục vàng của họ, Mai bật khóc vì tình mẫu tử. Cô không phải là mẹ ruột của bé, nhưng thời gian gắn bó 9 tháng cũng đủ cho cô thấm thía tình mẫu tử.
Từ khi sinh bé đến nay đã gần 3 năm, Mai vẫn chưa dám lấy chồng. Hàng ngày, cô lo sợ khi cưới mình sẽ khó có con được như thường. Nhưng nghĩ đến cảnh làm bơm phôi vào bụng rồi cái bụng dần căng, chướng như cái trống Mai lại lạnh sống lưng.
Khi chúng tôi hỏi Mai có gặp lại đứa bé, cô cho biết : em chỉ nghe nói họ ở Hà Nội. Mọi giao dịch họ thực hiện ở quán cà phê. Sau này, khi em có bầu cũng sống ở nhà họ thuê cho và có người phụ giúp chứ không rõ địa chỉ của họ.
Nhiều lần, nhìn trẻ con Mai lại bật khóc không biết đứa trẻ kia giờ ra sao. Dù Mai có cô con gái đã học lớp 2 nhưng với Mai đứa trẻ không mang dòng máu của cô nhưng do cô mang nặng đẻ đau vẫn là con của mình.
1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.
Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.
Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.
'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.
Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.
Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.
Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.
Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.