Tâm sự của chàng trai phải trả góp tiền mua điện thoại cho người yêu cũ

Chia tay 3 tháng, tôi vẫn phải làm quần quật để trả góp tiền mua điện thoại cho người yêu cũ.

Khi yêu, ai cũng muốn mang đến cho người mình yêu những điều tốt đẹp nhất. Tôi cũng như vậy dù không giàu có.

Tôi làm công nhân, 18 tuổi rời gia đình vào Nam lập nghiệp. Cuộc sống khốn khó rèn luyện tôi thành chàng trai cứng cỏi. 

Tôi tự thấy bản thân lọc lõi, khôn khéo hơn nhiều người cùng tuổi. Thế nên, tôi chưa từng nghĩ mình sẽ rơi vào tình huống thua thiệt.

Thế nhưng, lần này lại khác, tôi trở thành con rối khi biết yêu. Người yêu của tôi cũng làm công nhân. Em không có ngoại hình xinh đẹp nhưng nét đẹp rất mặn mà, chất phác.

Tôi bị chính nét hiền dịu, thôn quê của em che mắt, thiếu sáng suốt trong cuộc tình. Trong suốt 1 năm yêu nhau, em thường đặt tôi vào các tình huống khó xử, phải giải quyết bằng tiền.

Ví dụ, một lần đi chơi cùng tôi, em bỗng nhận được điện thoại rồi òa khóc. Em nói mẹ bị bệnh nặng, nhập viện ở quê nhưng em không có tiền gửi về. 

Thương em, tôi đưa em 5 triệu đồng, bảo gửi nhanh cho người thân. Em tỏ vẻ cảm động, hứa sẽ trả lại cho tôi. Tôi xác định lo cho em nên cũng quên hẳn món tiền ấy, còn em thì chưa khi nào nhắc lại.

Một lần khác, em tâm sự chuyện nhà bố mẹ ở quê xập xệ, không chống được mưa cũng chẳng che được nắng. Em muốn gửi tiền về quê, giúp bố mẹ sửa nhà. Thế nhưng, em chỉ có 5 triệu đồng, số tiền quá ít, không đủ trang trải việc sửa sang nhà cửa.

Lúc này, tôi quen em đã hơn 8 tháng, cả hai từng bàn đến chuyện lâu dài. Vì vậy, tôi không nghĩ nhiều, đưa thêm cho em 10 triệu đồng. Đó là số tiền tôi tích góp trong gần 1 năm làm việc.

 

Tôi yêu mà không biết mình đang bị người yêu đang lợi dụng. Ảnh minh họa: Pexels.


Chưa dừng lại, khoảng 1 tháng sau đó, em có đánh tiếng là điện thoại hỏng, muốn mua một cái khác có nhiều chức năng hơn. 

Em đăng ảnh một chiếc điện thoại đắt tiền lên trang cá nhân, kèm dòng tâm sự: “Cuộc đời mình chưa bao giờ có phép màu xảy ra. Nghèo vẫn nghèo, chỉ biết ước…”.

Dưới bài đăng của em, nhiều cô bạn gái vào bình luận: “Người yêu đâu mà phải ước”, “Ước khó quá chắc anh yêu không thực hiện được đâu”…

Tôi có cảm giác những bình luận này đều đổ dồn, áp lực lên tôi. Tiền tích góp không còn, tôi chẳng còn cách nào phải mua hàng trả góp. 

Chắt mót, tính toán tới lui, tôi quyết định mua trả góp một chiếc điện thoại có giá hơn 15 triệu đồng. Mỗi tháng trả góp hơn 1,5 triệu đồng nên tôi phải sống tằn tiện hơn trước. 

Tôi ít hẹn em đi chơi, ăn uống. Những dịp lễ khác, tôi không đủ tiền mua quà cho em nên cũng tìm cách tránh mặt, báo bận việc. Thế là, em giận dỗi, không nói chuyện, hỏi han. 

Áp lực tiền bạc khiến tôi mệt mỏi, không còn đủ sức dỗ dành em nữa. Cứ như thế khoảng 2 tháng, em nhắn tin chia tay. Tôi khá sốc, cố tìm cách níu kéo. Thế nhưng, em nói tôi không đủ khả năng lo lắng cho em.

Tổn thương, tôi chấp nhận buông tay. Trong lúc chán nản, thất tình, tôi lại nhận được điện thoại nhắc nợ của cửa hàng bán điện thoại. Tôi ngớ người, món nợ này phải giải quyết ra sao.

Tôi đề nghị em cùng tôi giải quyết món tiền mua điện thoại trả góp. Thế nhưng, em lạnh lùng đáp: “Họ tìm anh đòi thì anh lo mà trả. Tôi không liên quan, cũng chẳng ép anh mua tặng”.

Lúc này, tôi mới bừng tỉnh. Thì ra, bao lâu nay, tôi cứ nghĩ mình thông minh, già dặn, trải đời nhưng không thể qua được “ải mỹ nhân”.

Hiện tại, dù rất ấm ức nhưng tôi vẫn phải nai lưng ra làm việc, trả món nợ dại gái mà ra.

Độc giả Hùng Cường

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Đang cập nhật dữ liệu !