Tầm soát bệnh bằng CT scan trên người khỏe: Chỉ lợi ích cho... các bệnh viện!

Theo bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, trưởng khoa Ung bướu – Bệnh viện Quận Thủ Đức, TP.HCM cho rằng việc lạm dụng chụp CT scan để tầm soát bệnh không tốt như nhiều người nghĩ.

Chụp CT có phát hiện được ung thư?

Lợi ích của bệnh viện

Anh Nguyễn Thanh T. (Ba Đình, Hà Nội), do có nhu cầu tầm soát ung thư nên anh được tư vấn chụp cắt lớp vi tính 256 dãy. Mỗi nơi có một mức giá khác nhau. Cụ thể, tại Bệnh viện Bạch Mai, chi phí cho chụp cắt lớp vi tính 256 dãy toàn thân có giá khoảng 6,6 triệu đồng/lần; tại Bệnh viện Hữu nghị có giá khoảng 8,6 triệu đồng/lần.

Anh T. cho biết được bạn bè khoe tầm soát ung thư phải chụp CT 256 dãy mới thể hiện hết được cơ thể mình như thế nào. Nhiều người còn nói chẻ cơ thể thành từng mảnh truy tìm ung thư.

Tuy nhiên, bác sĩ Vũ cho rằng quan niệm như anh T. hoàn toàn sai vì không bác sĩ nào khuyến cáo chụp CT để tầm soát bệnh trên người bình thường.

Theo bác sĩ Vũ, chụp cắt lớp điện toán (CT scan) là thành tựu quan trọng trong chẩn đoán, đánh giá, hướng dẫn và theo dõi diễn tiến bệnh. Tuy nhiên hiện nay CT scan đang được quảng bá như là một phượng tiện tầm soát các bệnh lý khác nhau trên người khỏe mạnh nhằm phát hiện bệnh sớm hơn, tăng khả năng trị bệnh, đây là thông tin rất hấp dẫn nhưng không đúng sự thật.

Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) là nơi chịu trách nhiệm về tính an toàn và hiệu quả của các thiết bị y tế tại Mỹ trong đó có CT scan, cho biết hiện không có chứng cứ khoa học ủng hộ việc dùng CT scan toàn thân nhằm phát hiện bệnh cho người bình thường khỏe mạnh.

FDA cũng nêu rõ họ nghiêm cấm các nhà sản xuất thiết bị CT scan quảng cáo cho việc dùng CT scan toàn thân tầm soát bệnh nhưng không thể tác động đến các bác sĩ lâm sàng, đây là cơ hội cho sự bùng phát của các “dịch vụ khám sức khỏe cao cấp”, “chụp cắt lớp toàn thân tầm soát ung thư” …trong đó có Việt Nam với hiệu quả mơ hồ nhưng mang lại lợi ích lớn cho các cơ sở y tế.

Những năm qua, bác sĩ Vũ cho rằng người dân đều muốn chụp CT để tầm soát bệnh trong đó có ung thư. Thực tế hiện nay, trong việc sử dụng CT tầm soát bệnh các chuyên gia đều bỏ ngỏ các câu hỏi như CT scan toàn thân có giúp xác định rõ người khỏe mạnh và người mắc bệnh.

Trường hợp thứ hai, khi có các “dấu hiệu bất thường” có dẫn đến các xét nghiệm tốn kém hoặc điều trị mà tự bản thân các dấu hiệu đó không gây tác hại đáng kể đến bệnh nhân. Ví dụ các nốt xơ tại phổi có thể theo bệnh nhân suốt đời mà không gây bất kỳ nguy hại nào, tuy nhiên khi “bị” phát hiện có thể kéo theo một số xét nghiệm như sinh thiết, và các biến chứng do xét nghiệm gây ra như chảy máu, tràn dịch, tràn khí …

Ngoài ra, có những trường hợp đi tầm soát chỉ lạm dụng vào CT mà bỏ quên đi một số xét nghiệm trong ung thư khác. Ví dụ một bệnh nhân có kết quả CT scan “bình thường” và nghĩ rằng mình khỏe bỏ qua các tầm soát như phết tế bào cổ tử cung trong sàng lọc ung thư cổ tử cung.

Liều thuốc ảo

Nhiều người cứ nghĩ việc kiểm tra toàn thân sẽ giúp họ ăn ngon ngủ yên, một liều thuốc an thần. Còn bác sĩ Vũ cho rằng giống như tất cả các xét nghiệm khác, CT scan cũng có nhiều điểm yếu, dương tính giả (không bệnh thành có bệnh), âm tính giả (có bệnh mà không phát hiện được), điều này luôn tồn tại ở tất cả các loại xét nghiệm do hạn chế cố hữu của kỹ thuật (chẳng hạn CT scan không có ưu thế trên mô mềm do đó không ai dùng CT scan để tầm soát ung thư vú), trình độ của bác sĩ, với tình trạng quá tải hiện nay nhất là các bệnh viện công thì việc bác sĩ bỏ ra hàng giờ để đánh giá một CT scan toàn thân trên người khỏe mạnh là đều khó thực hiện…

Thêm nữa, CT scan phát ra nhiều bức xạ đối với người chụp và tự nó đã là một nguy cơ gây ung thư mặc dù không cao. Do đó người chụp sẽ phải đối phó với các rủi ro nêu trên mà lợi ích thì không rõ.

Các điểm cần lưu ý về CT scan toàn thân tầm soát bệnh:

- CT scan toàn thân chưa được chấp thuận là phương tiện tầm soát bệnh

- Các hiệp hội y khoa chưa ủng hộ dùng CT scan toàn thân cho người bình thường khỏe mạnh.

- Tầm soát nên hướng vào nhóm đối tượng và vị trí cụ thể, chẳng hạn tầm soát ung thư phổi chỉ dành cho những người lớn tuổi, hút thuốc lá nhiều năm.

- Bức xạ từ CT scan có thể gây tăng nguy cơ mắc ung thư sau này dù tỷ lệ rất thấp.

Tầm soát ung thư không chỉ là một, hai hoặc nhiều xét nghiệm theo thời vụ là một hệ thống theo dõi, xử trí trong nhiều năm. Việc thực hiện xét nghiệm mang tính cầu may, hú họa chỉ gây thêm tốn kém và hậu quả.

Bác sĩ Vũ khuyến cáo không nên quá lạm dụng và quá tin tưởng vào các xét nghiệm vì hiện nay không có một xét nghiệm nào giúp pháp hiện chính xác tuyệt đối ung thư.

Duy trì lối sống khỏe mạnh, chích ngừa viêm gan siêu vi B và virus gây u nhú (HPV) là cách tốt giúp giảm nguy cơ ung thư gan và ung thư cổ tử cung. Chú ý đến những thay đổi của cơ thể như khối u ở vú hoặc ra máu âm đạo bất thường, đi cầu ra máu…để đến bệnh viện khám sớm là cách tốt để bảo vệ cơ thể.


Khánh Ngọc

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Đang cập nhật dữ liệu !