Tại sao Mỹ gấp rút phát triển lực lượng không gian?

Để đảm bảo quyền chủ đạo trong không gian, Mỹ đang tích cực xây dựng một lực lượng tác chiến không gian hiện đại, vậy tại sao Mỹ thành lập lực lượng này?

1. Xây dựng lực lượng tác chiến không gian “đỉnh”

Ngày 20/12/2019, Mỹ chính thức thông qua Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng, thành lập Quân đội Không gian, trở thành lực lượng vũ trang độc lập thứ sáu sau Lục quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến, Cảnh sát biển và Không quân.

{keywords}
Không gian vũ trụ đang là trọng điểm cạnh tranh giữa các cường quốc. Nguồn: Sina.

Kể từ đó, Mỹ đã liên tiếp ban hành một số báo cáo, học thuyết và hướng dẫn hoạt động liên quan đến chiến lược vũ trụ nhằm cung cấp cơ sở chính sách và phương châm chỉ đạo cho hoạt động vũ trụ.

Cùng với đó, lực lượng Không gian Mỹ đã xây dựng một cấu trúc tổ chức tác chiến độc đáo để đáp ứng một cách có hệ thống các nhiệm vụ khác nhau trong các hoạt động không gian và bước đầu thiết lập địa vị độc lập của lực lượng vũ trụ. Đồng thời, thông qua các cuộc diễn tập quân sự bí mật và chiến đấu thực tế, các hoạt động vũ trụ của Mỹ đã được đẩy nhanh từ cấp chiến thuật lên cấp chiến lược.

2. Cơ cấu tổ chức của Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian

Tại một diễn đàn trực tuyến được tổ chức bởi Viện Mitchell vào ngày 21/12/2020, Chuẩn tướng Brig Gen Brook Leonard, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ đã tuyên bố rằng, cuộc cạnh tranh không gian giữa Mỹ, Trung Quốc và Nga đã trở thành hoạt động thường nhật và ngày càng gay gắt.

Tư lệnh Lực lượng Không gian đầu tiên của Mỹ, Thượng tướng John Raymond đã đưa ra năm nhiệm vụ chính của Lực lượng Không gian trong “Kim chỉ nam Quy hoạch tác chiến không gian”, trong đó nhấn mạnh việc xây dựng lực lượng tinh gọn và phản ứng nhanh, điều này đòi hỏi phải bố trí hợp lý các cấp chỉ huy và phân quyền ra quyết định.

Ông khẳng định, để vượt qua các đối thủ cạnh tranh như Nga và Trung Quốc, điều quan trọng là phải dẫn đầu về tốc độ. Để có thể nhanh chóng thiết kế, thử nghiệm và áp dụng các công nghệ mới và các khái niệm sáng tạo mới, cần phải giảm thiểu khoảng cách giữa những người ra quyết định và những người tham gia chiến đấu ở tuyến đầu.

Theo cơ cấu tổ chức mới nhất được công bố trên trang web của SPOC, Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian Mỹ có tám lực lượng thực hiện nhiệm vụ và một lực lượng huấn luyện sẵn sàng chiến đấu tạm thời. Tổ chức mới sẽ căn cứ theo chức năng tác chiến không gian để tiến hành biên chế lực lượng tác chiến.

{keywords}
Quy hoạch chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian Mỹ. Nguồn: Sina.

Tám nhóm nhiệm vụ tác chiến không gian của Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian Mỹ có thể được chia thành ba loại sau:

Thứ nhất là tấn công và phòng thủ không gian, tham gia nhiệm vụ này là lực lượng Delta 3, 6, 7, 9, chủ yếu tiến hành tác chiến điện tử không gian; tác chiến không gian mạng; trinh sát, giám sát tình báo; tác chiến quỹ đạo.

Thứ hai là chi viện tác chiến, tham gia nhiệm vụ này là lực lượng Delta 4, 8, chủ yếu tiến hành cảnh báo tên lửa; tác chiến dẫn đường hàng hải và thông tin vệ tinh.

Thứ ba là tác chiến tổng hợp, tham gia nhiệm vụ này là lực lượng Delta 2, 5, chủ yếu thực hiện dự báo và nhận biết chiến trường tác chiến không gian; khống chế và chỉ huy.

Lực lượng Không gian Mỹ xây dựng theo hướng “tinh gọn và tinh vi” tập trung vào các hoạt động tác chiến không gian, huấn luyện và đào tạo. Do đó, cơ cấu tổ chức của lực lượng này đơn giản hóa hơn nhiều so với Không quân Mỹ.

Dưới quyền chỉ huy cấp một của Không quân Mỹ không thành lập các liên đội hay đại đội, chỉ có cấp chỉ huy do một đại tá chỉ huy, được gọi là "Delta". Đây là lần đầu tiên "Delta" được sử dụng như một tổ chức quân sự.

Song song với SPOC còn có Bộ Tư lệnh Hệ thống Không gian (SSC) và Bộ Tư lệnh Huấn luyện và Sẵn sàng Chiến đấu hàng không vũ trụ (STARCOM). Trong đó, SSC phụ trách chịu trách nhiệm phát triển, thử nghiệm, mua sắm, triển khai và bảo trì các hệ thống không gian.

STARCOM chịu trách nhiệm đào tạo và huấn luyện các chuyên gia không gian. Bộ chỉ huy này hiện chỉ là một lữ đoàn do đại tá chỉ huy tại Căn cứ Không quân Peterson. Mục tiêu là trở thành bộ chỉ huy cấp một.

Theo Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng năm 2021, Cơ quan Phát triển Không gian (SDA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ được chuyển giao cho Lực lượng Không gian vào ngày 1/10/2022. Sau khi chuyển giao, SDA sẽ do Bộ Tư lệnh Hệ thống Không gian quản lý và hỗ trợ.

3. Đối phó với khủng hoảng chiến tranh quỹ đạo

Cuộc khủng hoảng chiến tranh quỹ đạo là động lực chính cho sự ra đời của Lực lượng Không gian Mỹ. Bob Hall, cựu nhân viên điều hành vệ tinh Lockheed Martin cho biết, kể từ tháng 10/2014, một vệ tinh của Nga có tên là Luch đã “ghé thăm” 15 vệ tinh liên lạc khác nhau, trong đó có một số vệ tinh quân sự của Pháp và Ý.

Vụ việc này khiến Bộ trưởng Quốc phòng Pháp tuyên bố vào năm 2019 rằng, Pháp sẽ phát triển một vệ tinh "cận vệ" được trang bị vũ khí laser, nếu bị đe dọa sẽ làm mù vệ tinh của đối thủ.

Mỹ cũng rất quan tâm đến vệ tinh Thực Tiễn-17 (SJ-17) do Trung Quốc triển khai năm 2016. AGI quan sát thấy vệ tinh SJ-17 đã "hẹn hò" với ít nhất 4 vệ tinh khác của Trung Quốc. Dù cho hành động này mang mục đích gì thì thực tế nó vẫn không khác gì diễn tập các hoạt động tấn công.

Mỹ cho rằng, hành động của Trung Quốc trong lĩnh vực tác chiến không gian “mơ hồ” hơn Nga. Các vệ tinh của Trung Quốc được phóng lên vũ trụ chỉ đứng sau Mỹ, nhưng Bắc Kinh chưa bao giờ giải thích các vệ tinh này đang làm gì ở trên không gian.

Các nhà phân tích tình báo Mỹ cũng đã theo dõi vệ tinh Kosmos 2542 của Nga từ cuối năm 2019 và nhận thấy rằng, sau 11 ngày lên quỹ đạo, Kosmos 2542 đã phóng vệ tinh phụ là Kosmos 2543. Từ giữa tháng 1/2020, cả hai vệ tinh của Nga bắt đầu "lơ lửng" trên một vệ tinh trị giá hàng tỷ đô la Mỹ đó là KH-11.

Điều này khiến Mỹ cảm thấy rất nhiều áp lực, sau khi đàm phán với Nga, hai vệ tinh trên cuối cùng đã rời khỏi KH-11. Các quan chức của Trung tâm Chiến lược và Quốc tế Mỹ cho biết, hành vi theo dõi này có khả năng là nhằm thu được một số dữ liệu để dự đoán khẩu độ và độ phân giải của KH-11, hoặc các chức năng và chu kỳ hoạt động của nó.

{keywords}
Mỹ cho rằng Nga thử nghiệm vũ khí sát thương trong không gian. Nguồn: Sina.

Nhưng sự việc vẫn chưa kết thúc, ngày 15/7/2020, Mỹ phát hiện vệ tinh phụ Kosmos 2543 đã phóng một vật thể không xác định với tốc độ cao hơn, điều này thực sự khiến Mỹ “sợ hãi”, truyền thông Mỹ cho rằng, Kosmos 2543  đã phóng "một quả bom”.

Công nghệ vệ tinh ba tầng của Moscow đã khiến người Mỹ “hoảng sợ” và ngay lập tức đẩy mạnh các chiến lược phát triển không gian, đồng thời cáo buộc Nga “sử dụng không gian như một chiến trường”.

Trước đây, quân đội Mỹ cho rằng các vệ tinh như GPS ở rất xa và chi phí để tiêu diệt các vệ tinh này là quá cao, nhưng nay không còn như vậy nữa. Quân đội Mỹ đang bắt đầu nhận ra rằng hệ thống không gian của họ rất “mỏng manh”. Hiện, hệ thống laser trên mặt đất do quân đội Nga triển khai sẵn sàng làm mù các vệ tinh do thám trên không.

Ngoài ra, Nga cũng có khả năng làm gián đoạn tín hiệu GPS thông qua hoạt động diễn tập. Một số quốc gia khác đang phát triển thiết bị gây nhiễu liên lạc vệ tinh nhắm vào một loạt các dải tần, bao gồm cả liên lạc UHF được quân đội bảo vệ.

Washington cho rằng, đây là các hành động có nguy cơ mở ra một cuộc chạy đua vũ trang trên không gian vũ trụ, và Mỹ cần nhanh chóng hành động để duy trì ưu thế đứng đầu.

4. Tích hợp tài nguyên

Một lý do khác cho việc thành lập Lực lượng Không gian là các vệ tinh của Mỹ hiện đang được kiểm soát bởi nhiều dịch vụ và cơ quan, điều này có thể dẫn đến tình trạng bí mật quá mức và thiếu chia sẻ thông tin, được gọi là rào cản hợp tác trong cộng đồng tình báo.

Robert Cardillo, cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Địa lý Quốc gia Mỹ (US. National Location Intelligence Agency) cho biết, dưới thời chính quyền Obama, các quan chức Mỹ đã phải mất 4 tháng chuẩn bị để có thể tổ chức một cuộc họp về lĩnh vực không gian do Phó Tổng thống khi đó là Joe Biben chủ trì, bởi vì thông tin nằm rải rác trong rất nhiều danh mục tối mật, và rất ít quan chức có quyền truy cập vào tất cả chúng.

Giờ đây, Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian của Lực lượng Không gian sẽ chỉ huy tất cả các vệ tinh quân sự của Lầu Năm Góc và hỗ trợ không gian cho chiến dịch toàn cầu của Quân đội Mỹ.

Đức Trí (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !