Tại sao khỉ có thể bắt chước tiếng người nhưng không nói được như người?
Theo News Scientist, thật ra khỉ có thể phát ra nhiều âm phức tạp hơn chúng ta thường nghĩ. Có vẻ như giải phẫu ở vùng họng của khỉ, về mặt lý thuyết, cũng có khả năng tạo ra 5 nguyên âm cơ bản mà hầu hết tất cả các ngôn ngữ của con người đều dựa trên 5 nguyên âm này. Và quan trọng, chính điều này giúp hình thành những câu nói thông minh mà con người thường sử dụng.
Kết quả nghiên cứu giải phẫu vùng họng của khỉ đã cung cấp thêm một minh chứng mạnh mẽ về việc một số loài khỉ và vượn có khả năng bắt chước hoặc tạo ra các âm thanh cơ bản. Những âm thanh này nghe gần giống âm thanh chúng ta giao tiếp hàng này.
Những nghiên cứu về "giọng nói" của khỉ
Những thí nghiệm nghiên cứu trước đây nhằm tìm hiểu liệu khỉ có các điều kiện cần thiết để có thể nói hay không đã dựa trên các phân tích về thanh quản của khỉ.
Hình ảnh X quang về họng của một con khỉ (Ảnh: Asif Ghazanfar)
Asif Ghazanfar và đồng nghiệp của mình đã sử dụng phim và các hình ảnh X-ray của đường thanh quản của một con khỉ đực còn sống thuộc giống khỉ đuôi dài tên là Emiliano. Với sự giúp đỡ của các thiết bị hiện đại, họ đã ghi lại đầy đủ các xung động tạo ra đường thanh quản của khỉ khi nó phát ra nhiều âm thanh khác nhau. Họ cũng theo dõi được sự chuyển động của các bộ phận khác nhau trong cấu trúc giải phẫu tiếng nói của loài khỉ, bao gồm: lưỡi, môi, và thanh quản.
Sau đó, các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Trí thông minh nhân tạo VUB, Bỉ đã đưa những dữ liệu này vào một mô hình máy tính có thể dự đoán và sau đó mô phỏng âm vực của khỉ. Từ 99 đường thanh quản mà họ quan sát và ghi lại được, các nhà nghiên cứu đã tính toán những âm thanh và tần số mà theo lý thuyết những con khỉ có thể tạo ra, rồi so sánh chúng với những gì con người có thể tạo nên bằng đường thanh quản của mình. Kết quả trả về rất bất ngờ: nếu khỉ có khả năng thần kinh để tạo ra lời nói, thì chúng sẽ không tạo ra được âm thanh chính xác như con người, nhưng chúng ta cũng có thể hiểu được âm thanh đó dễ dàng.
Asif Ghazanfar – từ đại học Princeton, cũng là một trong những người đứng đầu nhóm nghiên cứu – cho biết: "Giờ không ai có thể khẳng định rằng có vấn đề trong vòm họng của khỉ khiến khỉ không nói được. Vòm họng của chúng có đầy đủ các yếu tố giúp chúng có khả năng nói được như con người, nhưng não của chúng thì không. Điều chúng ta cần nghiên cứu chính là tại sao não người, chứ không phải não khỉ, mới có thể tạo ra ngôn ngữ".
Nhà tâm thần học thuộc ĐH St Andrews (Scotland), Hauser tiến hành 2 cuộc thử nghiệm đối với khỉ sóc bằng cách cho người đọc to các từ có 1 âm tiết. Trong cuộc thử nghiệm thứ nhất, giọng nam đọc lên một từ, sau đó là đến giọng nữ, cứ thế lần lượt đọc hết các từ chuẩn bị sẵn. Lũ khỉ phản ứng trước những lần nghỉ của cách đọc này bằng cách nhìn vào loa phát thanh. Điều này chứng tỏ rằng chúng có khả năng nhận biết quy luật đơn giản nói trên.
Trong cuộc thử nghiệm thứ 2, quy luật đọc như sau: giọng nam đọc to 1, 2 hoặc 3 từ, sau đó giọng nữ lặp lại. Kiểu này phức tạp hơn một chút, và lần này, bọn khỉ không phản ứng gì vì không nhận ra chỗ ngắt, trong khi con người có thể nhận ra được quy luật này mặc dù không giải thích được đó là quy luật gì.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, loài khỉ hoàn toàn có khả năng tạo ra 5 nguyên âm cơ bản mà ngôn ngữ của con người được tạo ra từ 5 nguyên âm đó. Khi chúng tạo ra các âm thanh mô phỏng theo giọng nói của 10 tình nguyên viên (con người) theo thứ tự, các tình nguyện viên nhận ra 90 – 98% những âm thanh của chúng. Điều này một lần nữa khẳng định rằng, nếu khỉ có thể tạo ra âm thanh, giọng nói, con người cũng có thể nhận ra chúng.
Ý kiến của các nhà nghiên cứu
"Những gì chúng ta đã khám phá được chính là giải phẫu vòm họng của khỉ có khả năng tạo ra ngôn ngữ như chúng ta", Ghazanfar cho biết. Tuy nhiên, ông nói thêm, khỉ thiếu một bộ não với các điều kiện giúp chúng kiểm soát giọng nói và phát triển tư duy ngôn ngữ của mình.
Nhóm nghiên cứu cho biết nghiên cứu này cũng sự tiến hóa về khả năng ngôn ngữ của con người chính là nhờ sự thay đổi về thần kinh hơn là sự thay đổi về giải phẫu âm thanh vòm họng.
Các nhà nghiên cứu khác trong cùng lĩnh vực này nói nghiên cứu đã thêm một bằng chứng mạnh mẽ về việc khỉ có đầy đủ các yếu tố để tạo ra những âm thanh giống như giọng nói.
"Họ đã tập hợp các kiểu dữ liệu xác nhận rằng vòm họng của khỉ có đầy đủ các yếu tố giúp chúng nói được", Adriano Lameira cho biết. Ông đến từ đại học Durhem tại Anh, là người gần đây đã cho thấy một con đười ươi tên Rocky có thể bắt chước giọng nói của con người.
Philip Lieberma, từ đại học Brown tại Providence, Rhode Island, cho biết: "Tôi đã chỉ ra trong nhiều thập kỷ nay rằng khỉ có thể nói nếu bộ não của chúng có thể học hỏi và thực hiện các hành vi có mục đích liên quan đến lời nói".
Nhưng Lameira lại cho rằng chúng không có bộ não để có thể tạo ra tiếng nói giống con người chúng ta.
Ông nói: "Bằng chứng là các loại vượn lớn rất hạn chế về các dây thần kinh. Tổ tiên gần nhất của chúng ta có thể học và phát ra các nguyên âm giống như giọng nói, kể cả trong điều kiện tự nhiên hay bị nuôi nhốt".
Ghazanfar đồng ý rằng các minh chứng về việc khỉ có khả năng tạo ra tiếng nói giống con người đang ngày càng tăng lên, nhưng ông cũng nói rằng nó vẫn bị hạn chế. Ví dụ như, không có con khỉ hay con vượn nào có thể tiến gần hơn đến phạm trù ngôn ngữ con người giống như âm thanh được tạo ra bởi một đứa trẻ 1 tuổi đời.
TS Marc Hauser thuộc ĐH Harvard (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: "Loài khỉ hoàn toàn có thể nắm bắt được những nguyên tắc cơ bản về cấu tạo từ nhưng chúng lại không thể hiểu được những nguyên tắc quan trọng hơn tạo nên giai đoạn quan trọng tiếp theo về cấu trúc ngôn ngữ. Tất cả mọi ngôn ngữ của loài người đều phải dựa vào ngữ pháp, và ngữ pháp chính là cánh cửa nhận thức mà chúng ta phải đi qua thì mới có thể xây dựng và sử dụng ngôn ngữ."
Phần kết
Trả lời cho câu hỏi "Khỉ có thể bắt chước tiếng người, tại sao chúng lại không thể nói giống con người?" không hề đơn giản. Ngôn ngữ của con người, cùng với các khả năng đi kèm ngôn ngữ, gồm có các năng lực lớn về mặt thần kinh, chẳng hạn như khả năng chuyển đổi một đối tượng hay một khái niệm thành một từ, áp dụng ngữ pháp, và khả năng ngôn ngữ đệ quy – có nghĩa là dùng một khái niệm để định nghĩa cho chính nó. Con người và các loài linh trưởng có rất nhiều điểm chung, nhưng nếu nói về việc sử dụng ngôn ngữ, chúng ta và linh trưởng hoàn toàn tách biệt.
Nhà khoa học Fitch cho rằng con người đã tiến hóa ở ít nhất 2 thay đổi quan trọng trong bộ não. Ông giải thích "chúng ta có các kết nối trực tiếp giữ vận động tế bào thần kinh và các tế bào thần kinh thực sự kiểm soát các cơ của cuống họng, đặc biệt là những cơ chịu trách nhiệm về thanh quản; và chúng ta còn có nhiều kết nối quan trọng hơn nữa: giữa thính giác và vỏ não thính giác – chịu trách nhiệm nghe âm thanh – và vỏ não vận động – chịu trách nhiệm tạo ra âm thanh". Và những con khỉ thì không có điều này.
Theo Vnreview