Tái hiện Tết xưa ở Đại nội Huế

Vua quan nhà Nguyễn (1802-1945) đón Tết trong Hoàng cung - Đại nội Huế theo những nghi thức ấn định trong “Hội Điển Sự Lệ” do sự sắp đặt của Bộ Lễ và việc chọn ngày của Khâm Thiên Giám.
Tái hiện Tết xưa ở Đại nội Huế - ảnh 1

Rất nhiều nghi lễ độc đáo

Là dịp lễ lớn nhất trong cả năm nên Tết Hoàng cung triều Nguyễn được tổ chức rất linh đình. Cả tháng trước Tết, người hầu kẻ hạ trong cung đã lo chuẩn bị đồ cúng lễ, trang hoàng cờ hoa khắp nơi trong Hoàng cung. Các nghi thức lễ đón Tết bắt đầu ngay từ 20 tháng Chạp với lễ Ban Sóc (phát lịch), lễ Nghinh Xuân (đón ngày lập Xuân), lễ Phất Thức (lau chùi ấn tỷ và kinh sách)... Nhưng quan trọng nhất là nghi lễ chúc mừng ngày mồng Một Tết.

Là dịp lễ lớn nhất trong cả năm nên Tết Hoàng cung triều Nguyễn được tổ chức rất linh đình. Cả tháng trước Tết, người hầu kẻ hạ trong cung đã lo chuẩn bị đồ cúng lễ, trang hoàng cờ hoa khắp nơi trong Hoàng cung.

Ở thời khắc trọng đại ấy, nhà vua đội mũ Cửu Long, mặc Hoàng bào, từ điện Cần Chánh được quân lính rước bằng kiệu sang điện Thái Hòa. Nhã nhạc tấu, chín phát súng thần công lệnh nổ. Quan Thái giám đốt hương trầm, quan Nội các tiến lên hoàng án lấy biểu chúc mừng trao cho quan Tuyên đọc, đọc xong các quan lạy tạ. Quan Phụng chỉ đọc lời đáp của Vua. Nhạc tấu khúc Hòa bình, vua được rước về lại điện Cần Chánh. Tại điện Cần Chánh, các hoàng tử, công chúa, hoàng thân, các quan văn võ đạo thần từ tứ phẩm trở lên lạy mừng. Nhà vua đáp từ ban yến và thưởng tiền mọi người. Các đại thần được ban tặng đưa lộc về nhà dâng lên bố mẹ, biếu người trong nhà, để ai cũng được hưởng chút ân điển vua ban.

Tái hiện Tết xưa ở Đại nội Huế - ảnh 2

Nghi thức rước cây nêu đón Tết từ ngoài Hoàng thành vào Đại nội Huế.

TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đố Huế cho biết, Tết xưa trong cung đình có rất nhiều quy tắc phức tạp, tỏ rõ sự tôn nghiêm, linh thiêng, quyền uy chốn Hoàng cung (được ghi chép cụ thể trong “Hội Điển Sự Lệ” của Bộ Lễ và Khâm Thiên Giám). Vài năm trở lại đây, Trung tâm đã xây dựng kịch bản và tổ chức tái hiện Tết Hoàng cung phục vụ du khách. Theo đó, vào sáng 23 tháng Chạp (ngày ông Công, ông Táo), lễ dựng nêu bắt đầu bằng nghi thức rước cây nêu (cây tre già dài chừng 10m, chặt tận gốc và để lại phần lá phía trên ngọn) từ bên ngoài Hoàng thành, qua cửa Hiển Nhơn ở phía Đông để đi vào Thế Tổ Miếu - Đại nội Huế. Đoàn rước bao gồm các vị chức sắc, bô lão, đại diện gia đình hoàng tộc, đội nhã nhạc và đội lính vác nêu.

Nhã nhạc cung đình rộn ràng dẫn đoàn rước nêu đi vào Hoàng cung, đến vị trí dựng nêu ở phía Tây trước Hiển Lâm Các (Thế Tổ Miếu). Tại đây, hương án bày sẵn lễ phẩm để cúng thần linh cùng chiếc giỏ tre đựng giấy tiền, trầu cau, bút mực và một chiếc ấn. Sau các nghi thức Nghinh thần (đón thần linh tới dự lễ), lễ Cúng thần, Khánh hạ (lễ thành), Tống thần (tiễn thần linh đi), Đốt sớ do Ban chủ lễ thực hiện, chiếc giỏ tre sẽ được buộc vào ngọn nêu, và cây nêu được dựng lên trong sự hân hoan của mọi người. Tiếp đó, nghi thức Dựng nêu lại tiếp tục được thực hiện ở trước điện Long An (ngôi điện chính trong cung Bảo Định của vua Thiệu Trị) và ở các di tích khác thuộc quần thể di tích cố đô Huế.

Theo TS Phan Thanh Hải, trong các nghi lễ cung đình thời Nguyễn, Dựng nêu là một nghi thức đặc biệt báo hiệu kết thúc một năm cũ, chuẩn bị nghỉ ngơi đón Tết, đón Xuân về. Cây nêu dựng lên trong Hoàng cung là hiệu lệnh cho muôn dân được biết: Xuân đã về, hãy chuẩn bị đón mùa xuân mới! Từ đó, mọi nhà nô nức theo triều đình dựng nêu trước sân nhà mình, rồi dọn dẹp nhà cửa khang trang, chọn hoa kiểng về trang trí, dán đôi câu đối đỏ, gói bánh chưng, bánh tét… để chuẩn bị đón xuân.

Rộn ràng trò chơi cung đình

Giờ đây không còn vua quan như thời xưa, nhưng ngày đầu xuân, tại Đại nội Huế vẫn tưng bừng những trò chơi cung đình và  hoạt động trình diễn thư pháp do Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tái hiện nhằm góp phần giới thiệu những nét đẹp văn hóa chốn Hoàng cung. Ở sân điện Thái Hòa, các trò chơi trong cung cấm dưới thời các vị vua triều Nguyễn được tái hiện như: Đổ xăm hường, bài vụ, thả thơ, chơi đầu hồ... Trong đó, trò đầu hồ khá phức tạp với những luật lệ khắt khe để tăng độ khó, thử thách người chơi. Mỗi du khách tham gia được trao 5 thẻ tre, đứng cách bình gỗ một tấm chiếu, nếu ai ném trúng 2 thẻ tre vào bình gỗ thì được tặng quà là một bức thư pháp đầu xuân.

Còn trò bài vụ giống như trò bầu-cua-tôm-cá hiện nay, nhưng các con vật trong các ô đặt cược được vẽ tinh xảo, theo phong cách cung đình. Khách chơi nhận các thẻ thay cho tiền để chơi vui và lấy hên đầu năm. Cùng với đó, trò chơi đổ xăm hường - trò chơi gieo con xúc xắc để dành những chiếc thẻ khắc chữ màu đỏ, ghi các học vị trong hệ thống khoa cử thời xưa, lại rất hấp dẫn các bạn trẻ. Những học vị như: Tú tài, Cử nhân, Tiến sĩ, Hội nguyên, Thám hoa, Bảng nhãn và Trạng nguyên là những bậc cấp của giới học trò xưa sau mỗi kì thi, trong đó Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa là 3 học vị cao nhất. Thú chơi tao nhã, nhẹ nhàng này tái hiện lại tinh thần cầu học và ước vọng khoa bảng của người xưa…

Cũng giống như khi vào Tết, mồng 7 Tết, lễ Hạ nêu tại Đại nội Huế diễn ra với các nghi thức gần tương tự nghi thức dựng nêu. Sau khi tống thần, đốt sớ, cây nêu được hạ xuống, chiếc giỏ tre được tháo ra. Chiếc ấn trong giỏ tre được lấy ra dùng để đóng lên những bức đại tự viết theo lối thư pháp (các chữ với ý nghĩa tốt lành, chúc phúc đầu năm mới như Phúc, Lộc, Tài, Đức, Tâm, Đạt…) để tặng cho du khách và người dân tham dự.

Lê Dương

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !