Sự thật về chuột cổ đại có hộp sọ to như mèo?
Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh phát hiện trong quá khứ chuột sóc Sicily cổ đại từng sở hữu họp sọ to như mèo.
Chuột sóc Sicity, tên khoa học là Leithia melitensis được mô tả lần đầu tiên vào năm 1863 do nhà tự nhiên học người Scotland Andrew Leith Adams.
Chúng có kích thước to lớn, gần bằng một con mèo, ít nhất to gấp đôi so với các cá thể khác cùng họ, chúng sống cách đây khoảng 2 triệu năm.
Để phát hiện ra sự thật về kích thước của chuột, các nhà khoa học đến từ Đại học York, Anh, mới đây đã phục dựng hộp sọ từ hóa thạch xương dài 10 cm của chuột sóc khổng lồ tìm thấy trên đảo Sicily, Italy.
Đây có thể là loài chuột sóc lớn nhất từng sống trên Trái Đất. Để thoát khỏi móng vuốt của cú lợn khổng lồ sống cùng trên đảo, chuột sóc buộc phải tiến hóa theo hướng to lớn hơn.
Tiến sĩ Philip Cox ở Đại học York, tác giả nghiên cứu chia sẻ: "Chúng tôi từng nghĩ rằng chuột sóc là những sinh vật nhỏ bé. Người La mã cổ xưa đưa chúng đến Anh nuôi để vỗ béo lấy thịt. Tuy nhiên, sau nghiên cứu cho thấy chuột sóc Sicily tiền sử lớn hơn bất cứ thứ gì chúng tôi từng biết. Thật kỳ lạ khi hình dung chuột sóc to như con mèo hoặc thỏ lớn từng lang thang trên Trái Đất. Ngay cả sau khi phục dựng hộp sọ, chúng tôi vẫn cảm thấy khó tin".
Người ta phát hiện nhiều mảnh vỡ từ 5 cá thể chuột sóc trong một hang động phía Nam thị trấn Terrasini ở Sicily trong quá trình xây đường cao tốc năm 1976.
Tiến sĩ Philip Cox và cộng sự lần đầu tiên phục dựng hộp sọ nhờ vào những mảnh vỡ đó đồng thời kết hợp kỹ thuật số hiện đại.
Hộp sọ phục dựng có kích thước to lớn, dài bằng cơ thể và đuôi của nhiều loài chuột sóc hiện đại. Răng của chuột sóc Sicily có nhiều chóp nhọn, chứng tỏ thức ăn của chúng chủ yếu là cây cỏ.
Theo các nhà nghiên cứu, kích thước khổng lồ cho phép chúng giữ ấm tốt hơn do vậy chuột sóc không ngủ đông. Họ cũng suy đoán chúng sống trong các hang hốc và không biết trèo cây.
HD (lược dịch)