Sự thật đằng sau bức ảnh bé gái cầm bát lén nhìn trộm vào lớp học

Một bé gái 5 tuổi ở phía Nam thành phố Hyderabad, Ấn Độ được nhận vào học sau khi bức ảnh chụp em nhìn lén lớp học được lan truyền trên mạng.

Divya - cô bé 5 tuổi là nhân vật chính của bức ảnh đang được lan truyền mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội những ngày gần đây. Trong ảnh, Divya đang cầm trên tay một chiếc bát trống và lén nhìn trộm vào một lớp học. 

Bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội.

Hình ảnh cảm động này được đăng tải trên một tờ Nhật báo vào ngày 7/11 với chú thích bằng tiếng Telugu có nghĩa là "ánh mắt thèm khát".

Một nhà hoạt động vì Quyền trẻ em chia sẻ bức ảnh này trên trang Facebook cá nhân, than phiền rằng trẻ em đang bị từ chối quyền được giáo dục và ăn uống.

Ngay hôm sau, ngôi trường nơi cô bé nhìn trộm lập tức nhận Divya vào học. Tuy nhiên, cha của cô bé, ông M Lakshman, đang làm nghề nhặt rác cho rằng, bức ảnh và làn sóng phản đối là không công bằng đối với ông và vợ của mình, bà Yashoda cũng đang làm nhân viên quét rác.

"Tôi cảm thấy rất buồn khi nhìn thấy bức ảnh", ông M Lakshman nói trên tờ BBC. "Divya có cha mẹ và chúng tôi đang làm việc chăm chỉ để mang đến cho con bé một tương lai tốt đẹp. Tuy nhiên, bức ảnh lại miêu tả con bé như là một đứa trẻ mồ côi đói khát".

Divya được nhận vào trường học sau khi bức ảnh trên được lan truyền nhanh chóng.

Ông Lakshman cho biết, khi Divya tròn sáu tuổi, ông sẽ đăng ký cho con bé vào ký túc xá của chính phủ, nơi hai cô con gái khác của ông đang theo học. Cặp vợ chồng cũng có một cậu con trai, vừa mới học xong và đang nộp đơn vào đại học.

Divya và cha mẹ sống trong một túp lều tại một thị trấn tồi tàn ở trung tâm thành phố Hyderabad. Khu ổ chuột cách ngôi trường của chính phủ khoảng 100 mét, nơi Divya bị chụp ảnh. Hầu hết 300 gia đình sống ở khu vực này đều là những người làm công ăn lương và con cái của họ cũng đang theo học tại ngôi trường gần đó.

Ngôi nhà của gia đình Divya khá trống vắng, nhựa và thủy tinh được chất đống bên ngoài để bán cho những đơn vị tái chế rác thải. Cha của Divya cho biết, ông và vợ kiếm được khoảng 10.000 rupee (khoảng 139 đô la) mỗi tháng và dùng số tiền đó để mua thức ăn và quần áo. Trẻ em được miễn phí tiền học vì tất cả đều được đăng ký học ở các trường do chính phủ quản lý.

Bản thân ông Laskshman lớn lên mà không có cha mẹ nuôi dưỡng, vậy nên ông luôn cố gắng để kiếm sống một cách đàng hoàng. "Tôi không bao giờ muốn các con có cuộc sống giống như mình. Vì vậy, tôi chắc chắn sẽ cho tất cả các con được đi học".

Bức ảnh chụp con gái Divya khiến ông rất đau đớn vì ông đang chăm sóc năm đứa con của anh trai mình.

Cha của Divya cho biết bức ảnh như vậy là không công bằng đối với gia đình ông.

"Anh trai và chị dâu của tôi qua đời cách đây không lâu. Tôi không muốn năm đứa con của họ lớn lên thành trẻ mồ côi. Vì vậy, tôi đăng ký cho cả 5 đứa vào ký túc xá trường và chăm sóc cho chúng", ông Laskman chia sẻ.

Khi được hỏi tại sao Divya đến trường với cái bát trống trong tay, ông Lakshman giải thích, rất nhiều trẻ nhỏ từ khu ổ chuột đến trường vào giờ ăn trưa để lấy thức ăn miễn phí theo chương trình "cung cấp đồ ăn nấu sẵn cho trẻ em tại hơn một triệu trường học" của chính phủ. 

"Divya không đến đó thường xuyên. Nhưng hôm đó con bé đến và tình cờ bị chụp ảnh", ông giải thích.

Thông tin này cũng được xác nhận bởi các giáo viên tại trường. Họ nói trên BBC rằng, một số trẻ em mang bữa trưa từ nhà, vì vậy thức ăn thừa từ chương trình bữa ăn miễn phí sẽ được trao cho những trẻ chưa tham gia.

"Thành phố không có các trung tâm chăm sóc ban ngày, vì vậy, rất nhiều trẻ em vẫn thường quanh quẩn ở trường", một giáo viên giấu tên cho biết.

Divya vui mừng khi được đến lớp.

Ông Lakshman và những hàng xóm cho hay thành phố đang thiếu các trung tâm chăm sóc trẻ em ban ngày do chính phủ tài trợ, khiến cha mẹ không biết gửi con cái vào đâu khi đi làm.

Ông SU Shivram Prasad, thanh tra trường địa phương hy vọng sự chú ý của mọi người với bức ảnh chụp Divya sẽ đẩy nhanh quá trình thiết lập một trung tâm giữ trẻ công lập.

"Điều này giúp cho cha mẹ và con cái của họ có thêm những bữa ăn bổ dưỡng", ông nói thêm.

Giáo viên tại trường cũng hy vọng rằng, sự chú ý của truyền thông sẽ cải thiện cơ sở vật chất tại trường học. Họ nói rằng, nhân sự và tài liệu giảng dạy tại trường đang thiếu hụt trầm trọng. Thậm chí, trườn còn không có tường ngăn giữa các phòng học, khiến họ phải liên tục theo dõi học sinh trong giờ nghỉ.

Bỏ qua những điều tiêu cực phía trên, Divya trái lại rất vui mừng khi được đến trường. Cô bé khăng khăng mang cặp sách theo mình mọi lúc mọi nơi, thậm chí cả khi ra sân chơi. Ngoài việc trả lời tên của mình khi có người hỏi, cô bé không nói thêm bất kỳ câu nào.

"Con bé là một đứa trẻ rất điềm tĩnh", ông Lakshman vừa nắm tay con gái vừa nói. Ông cũng thừa nhận rằng, sau tất cả, bức ảnh cũng mang đến những tín hiệu tích cực.

"Bây giờ, những đứa trẻ khác bằng tuổi Divya cũng được ghi danh vào trường. Điều đó làm tôi thấy rất hạnh phúc", ông kết luận.

Theo Quỳnh Anh/vtc.vn
Từ khóa: Divya Ấn Độ bức ảnh

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Đang cập nhật dữ liệu !