Sống sót và trở về từ… “miền đất hứa”

Sau gần 5 tháng bị chủ thuê Trung Quốc vắt kiệt sức lao động, hai thanh niên người dân tộc Tày ở Hà Giang tưởng đã bỏ mạng nơi xứ người. Thế nhưng, họ đã trở về trong niềm vui hân hoan của gia đình hôm 9/9.
Sống sót và trở về từ… “miền đất hứa” - ảnh 1

T và L tại trụ sở Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh.

Rời Việt Nam sang Nam Ninh (Trung Quốc) làm thuê cùng lời hứa được trả lương cao là khởi đầu cho hành trình đến “miền đất hứa” của rất nhiều thanh niên tại các miền núi phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc. Và, hồi kết trong hành trình của đa số họ chính là bị chủ thuê tận thu sức lao động với đồng lương rẻ mạt, hoặc bị quỵt tiền lương, đối xử tàn tệ, thậm chí đánh đập, đến mức phải bỏ trốn nơi đất khách quê người trong cảnh mù tiếng bản địa và trong túi chỉ có vài đồng bạc lẻ.

Câu chuyện của hai thanh niên Lâm Văn T (sinh năm 1993) và Nguyễn Văn L (sinh năm 1996), người dân tộc Tày, quê ở huyện Bắc Mê và huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang vừa thoát chết, trở về đoàn tụ gia đình cũng không phải là một ngoại lệ.

“Món hàng” nơi đất khách

Giữa tháng Tư vừa qua, Lâm Văn T và Nguyễn Văn L được một số người Việt Nam tại địa phương rủ sang Trung Quốc làm thuê. Những người này hứa hẹn rằng sang đó làm việc, T và L sẽ được trả lương cao. Vốn thật thà, cả tin, lại gặp lúc gia cảnh túng bấn, T và L đồng ý với với hy vọng, sau một thời gian sẽ dành dụm được chút tiền giúp đỡ gia đình.

Một người địa phương đã đưa T và L đi theo con đường mòn dẫn tới biên giới Việt - Trung. Sau khi sang đến đất bạn, người này giao T và L cho một người Trung Quốc và nhận một khoản tiền lớn. Lúc này, cả hai thanh niên trẻ chất phác đều không mảy may nghi ngờ mình đã bị người quen bán đứng mà vẫn tin tưởng đi theo người Trung Quốc kia để đến nơi làm thuê như đã được hứa hẹn.

Ngay sau đó, người Trung Quốc đưa T và L lên xe khách, chạy một mạch gần 3 ngày 3 đêm vào sâu trong nội địa nước bạn. Cuối cùng, cả 3 cũng đến nơi làm việc của T và L. Đó là một xưởng gạch ở khu vực hẻo lánh trên đất Trung Quốc.

Kể từ đó, hai thanh niên nhẹ dạ bắt đầu chuỗi ngày tháng làm việc vô cùng nặng nhọc, vất vả, trong điều kiện sinh hoạt, ăn uống thiếu thốn, kham khổ và thường xuyên phải làm ca đêm. Tệ hơn, “mức lương cao” mà người quen ở địa phương giới thiệu đâu chẳng thấy, T và L chỉ được chủ thuê trả 100-150 Nhân dân tệ/tháng (khoảng 350-500 ngàn đồng). Chỉ trong 4 tháng, hai thanh niên đã bị chuyển qua tay tới 3 chủ thuê. Công việc của hai anh vẫn tại các lò gạch, với điều kiện ăn ở tồi tệ và mức lương bèo bọt tương tự. Sức khỏe hai thanh niên đang ở tuổi “bẻ gãy sừng trâu” ngày càng giảm sút.

Thoát khỏi “địa ngục”

Đến lúc này mới hay mình đã bị lừa, T và L quyết định bỏ trốn. Không giấy tờ, trong túi chỉ có khoảng 100 Nhân dân tệ, không biết tiếng bản địa, cũng không rõ địa điểm mình đang ở là đâu, hai thanh niên đã phải đi bộ, băng rừng gần chục ngày trời. Qua nhiều khu dân cư, đói khát và hết tiền, hai anh được một số người bản địa tốt bụng cho ăn và chỉ tới đồn công an sở tại.

Sống sót và trở về từ… “miền đất hứa” - ảnh 2

T và L trước khi xuất cảnh Trung Quốc tại Cửa khẩu Hữu nghị.

Tại đây, T và L được công an địa phương cho 400 Nhân dân tệ - vừa đủ để mua vé xe khách tới Nam Ninh. Xe chạy hết gần 1 ngày 1 đêm. Theo chỉ dẫn ghi trên tờ giấy do công an Trung Quốc cấp và được người địa phương hướng dẫn, cuối cùng, T và L đã tìm đến được trụ sở của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh.

Một cán bộ Tổng Lãnh sự quán kể lại: “Sáng 3/9, ngày đầu tiên đi làm sau ngày lễ Quốc khánh 2/9, ngay trước trụ sở làm việc, chúng tôi thấy có hai thanh niên trong bộ dạng tả tơi, đói lả và kiệt sức. Chỉ cần nhìn qua chúng tôi đã biết ngay sự tình vì ở đây, chuyện này xảy ra rất thường xuyên”.

Sau khi được các cán bộ Tổng Lãnh sự quán tiếp tế đồ ăn, nghỉ ngơi, tắm rửa, T và L đã phần nào hồi sức. Lúc này, hai thanh niên người dân tộc Tày mới kể lại hành trình bị lừa rồi bỏ trốn của mình và cho biết, đã 2 ngày qua, họ không có gì bỏ vào bụng, chỉ uống nước cầm hơi, không giấy tờ, tiền bạc.

Tổng Lãnh sự quán đã xác minh thông tin và nhanh chóng hoàn tất thủ tục bảo hộ công dân, thu xếp phương tiện và giấy tờ đưa T và L về nước vào sáng 7/9. Tối 9/9, gia đình T và L đã gọi điện sang Tổng Lãnh sự quán, thông báo hai công dân này đã về đến nhà an toàn, trong niềm hân hoan của cả gia đình.

Theo đại diện Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh, T và L chỉ là hai trong rất nhiều nạn nhân người Việt bị lừa sang Trung Quốc lao động và bị bóc lột sức lao động đến mức phải bỏ trốn. Hai thanh niên này rất may mắn vì đã được chính quyền, cũng như người dân sở tại giúp đỡ và tìm được đến cơ quan đại diện Việt Nam để được hỗ trợ kịp thời.

Cũng theo đại diện này, từ đầu năm 2015 đến nay, Tổng Lãnh sự quán đã chuyển về nước hồ sơ của hàng trăm trường hợp tương tự T và L để xác minh nhân thân và hỗ trợ cho các nạn nhân trở về Việt Nam an toàn.

Theo Thiên Đức/ TGVN

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !