Sông Sài Gòn muôn nẻo mưu sinh

Công việc gọt vỏ, làm trắng, bỏ mối hay bán lẻ dừa tươi tại xóm dừa quận Bình Thạnh được gọi chung bằng hai từ "làm dừa". Cái nghề vất vả này đã hình thành và tồn tại hơn 20 năm nay ven bờ sông Sài Gòn, nuôi sống nhiều hộ gia đình nhập cư.

Sông Sài Gòn muôn nẻo mưu sinh

Sông Sài Gòn muôn nẻo mưu sinh

Xóm dừa bên sông Sài Gòn

Vất vả nghề làm dừa (Kỳ 2)

Đến xóm dừa tại phường 13, quận Bình Thạnh, TP.HCM, chúng tôi có dịp nghe chuyện nghề, chuyện đời mưu sinh vất vả của những con người làm dừa bên sông Sài Gòn. Một trong số những người đầu tiên trở thành cư dân xóm dừa là ông Mạnh, tuổi ngoài 50, vốn người Nam Định, với gần 20 năm trong nghề dừa.

Gặp ông Mạnh tại căn chòi nhỏ vừa là nhà ở vừa là “xưởng” làm dừa, vừa làm không ngơi tay ông vừa kể, chỉ với hai bàn tay trắng và chiếc xe đạp cũ, ông được người quen giới thiệu nghề làm dừa. Ngày ấy ông chở dừa đi bán lẻ khắp khu vực Bình Thạnh, Gò Vấp.

Loay hoay xếp dừa trái vào bao, buộc miệng bao, đánh số bao dừa, ông Mạnh kể tiếp: “Hồi tôi mới đến vạt sông này buôn bán, nơi đây vẫn chỉ là một bãi sình lầy, cỏ lác um tùm, ban đêm ếch nhái kêu râm ran. Rồi có nhiều người đến sinh sống, cũng làm dừa. Họ thuê đất, đào đường, đắp đất, chở gạch đá về dựng thành xóm dừa như ngày nay”.

Sông Sài Gòn muôn nẻo mưu sinh

Làm dừa là một nghề nặng nhọc, vất vả

Cũng như ông Mạnh, có người từ Tiền Giang, Vĩnh Long, Khánh Hòa, Hưng Yên... cùng đến đây lập nghiệp với độc nhất một nghề dừa. Đến nay đã có hơn 15 hộ gia đình sinh sống tại xóm dừa.

Gia đình bà Lê Thị Loan (49 tuổi) và ông Nguyễn Văn Báo (50 tuổi) quê ở Hưng Yên “nhập cư” xóm dừa gần 12 năm, từ khi hai cậu con trai còn bé xíu. Đến nay, một cậu đã lập gia đình, sinh con, một cậu đã vào đại học. Bà Loan tâm sự: “Làm dừa cực lắm cô chú ạ! Mua đi bán lại mà có phải là mười ăn mười đâu. Có nhiều khi dừa lên bờ, nhìn trái dừa to đầy thế nhưng nhiều quả lại không có nước. Đấy là chưa kể, nếu để lâu ngày không bán được thì trái dừa bị nổ, nứt vỏ, vỏ xỉn màu vàng, hoặc cuống dừa rụng là nước bên trong sẽ bị chua, phải bỏ đi”.

Sông Sài Gòn muôn nẻo mưu sinh
Sông Sài Gòn muôn nẻo mưu sinh

Ông Báo chặt vỏ cứng, hai con trai bào tỉa vỏ mềm, làm dừa đòi hỏi công phu, khéo léo

Bước vào căn chòi sát bờ sông, nơi ông Báo và hai người con trai đang gọt vỏ dừa. Ông Báo chặt bỏ vỏ cứng, người con lớn gọt lớp vỏ trắng dày kế tiếp, người con nhỏ tỉa lớp vỏ sát sọ dừa, bào láng mặt trái dừa, cắt đế đứng cho trái dừa tươi rồi ngâm vào thùng nước phèn chua đang chờ sẵn.

Những trái dừa trắng trẻo, tròn trịa đến tay người uống với giá chỉ từ 6.000 – 8.000 đồng/trái nhưng có biết đâu cái công người gọt dừa công phu, cực nhọc đến độ nào. Dao gọt dừa sắc đến mức chỉ một sơ suất nhỏ là đứt tay như chơi. Ở xóm dừa này, dứt ngón tay, chân khi gọt dừa là chuyện rất bình thường.

Mãi chăm chú nhìn bố con ông Báo mỗi người một công đoạn làm dừa, bé út con ông Báo tung tăng chạy vào cười nói: “Chị thấy đấy, ở nhà em, chỉ có em là không làm dừa”.

“Cái nghề này chỉ lấy công làm lời, mọi người trong gia đình đều tham gia vào các công đoạn gọt, bào, chở dừa đi bán chứ thuê người thì coi như vứt!”, bà Loan cho biết.

Dừa từ Bến Tre theo ghe đổ về đây cập bến với giá 4.000 – 5.000 đồng/trái. Người làm dừa mua về gọt bỏ, ngâm phèn chua cho trắng rồi bán với giá từ 6.000 – 8.000 đồng/trái. Trừ chi phí, xem như mỗi trái dừa lời được chừng 1.000 đồng. Mỗi ngày bán nhiều thì được chừng 300 – 400 trái, ít thì chỉ chừng 100 trái. Từng đó thu nhập là công sức của cả gia đình 4 - 5 người.

Sông Sài Gòn muôn nẻo mưu sinh

Nhiều trái dừa mua về, bên trong không có nước hoặc dứt cuống là phải bỏ đi

Đó là chưa kể còn phải lo tiền thuê nhà, tiền thuê đất dựng chòi. Như nhà bà Loan, thuê một phòng trọ nho nhỏ, cũng trong xóm dừa, và một mảnh đất nhỏ dựng chòi. Phía dưới làm nơi chứa và làm dừa ban ngày, phía trên dựng một căn gác nhỏ để ngủ ban đêm. Mỗi tháng đã phải trả hơn 3 triệu đồng tiền thuê nhà và đất.

Bà Loan tâm sự: "Tiền thuê đất đắt đỏ thế đấy. Ấy thế mà vẫn chưa yên. Đất ven sông lún lắm. Cứ khoảng dăm bữa nữa tháng là cả nhà lại phải kéo cột lên, dựng lại căn chòi. Nhiều đêm nằm trên gác ngủ mà cảm giác được đất bên dưới lún sùn sụt ấy".

Bấy nhiêu đó khó khăn, cực nhọc vẫn là chưa thấm vào đâu so với những lần dừa bị "vu oan", cả xóm dừa mất việc, đói cơm. Ông Báo kể: "Có một dạo, báo chí đăng tin, dừa Bến Tre rớt giá 800 đồng/trái khiến cả xóm dừa này cũng bị vạ lây. Khách mua dừa bảo dừa Bến Tre rẻ thế sao xóm dừa không hạ giá bán dừa trái. Họ đâu biết được, dừa tươi lấy ghe vẫn giữ giá như ban đầu. Đó là chưa kể, nhà không có người gọt dừa, phải thuê người làm thì mất thêm 75.000 đồng/100 trái. Đợt đó, nhiều gia đình bị mất mối mua dừa. Bán dừa lẻ cũng vô cùng khó khăn".

Sau lần đó chưa lâu, xóm dừa lại gánh thêm tai tiếng ngâm hóa chất làm trắng, ảnh hưởng đến sức khỏe. "Cô chú thấy đấy, dừa gọt xong ngâm nước phèn chua được một lúc là vớt ra ngay. Trái dừa đã trắng tươi, cần gì ngâm hóa chất đến nỗi hại sức khỏe", bà Loan chỉ vào thùng ngâm dừa nói.

Sông Sài Gòn muôn nẻo mưu sinh

Dừa sau khi gọt vỏ, ngâm với nước phèn chua giữ trắng

Dừa ở đây không chỉ phục vụ người dân Sài thành mà được xuất đi khắp các miền. Lên tận vùng cao Tây Nguyên và ra cả Hà Nội. “Ngoài Bắc họ chuộng dừa lắm. Ngoài đấy hiếm dừa, thỉnh thoảng tôi lại gửi dừa về cho người nhà. Dừa tam quan là loại ngon nhất”, bà Loan vui vẻ cho biết.

Bà cho biết thêm, mùa nắng là mùa bán chạy nhất nhưng lại hiếm dừa, trong khi mùa mưa nguồn dừa từ Bến Tre mang lên dồi dào nhưng lại ế ẩm. Nhưng có lẽ buôn bán thuận lợi nhất là mùa giáp Tết. Vì phong tục trong Nam, mâm ngũ quả ngày Tết nhà nào cũng phải có dừa. Dịp Tết, bà Loan còn tranh thủ tìm mối bán cơm dừa làm mứt, nước dừa tươi bỏ bịch bán cho các tiệm làm rau câu, làm bánh.

Khi nhắc tới cái Tết, bà dừng lại vài giây rồi thỏ thẻ: "Từ khi vô Sài Gòn tới giờ, chưa có năm nào được ăn Tết ở quê cả. Không chỉ riêng tôi, cả xóm này đều như vậy". Bà Loan cho biết gia đình bà sẽ trở về quê sinh sống khi dành dụm được ít tiền để mở tiệm bán tạp hóa ở quê.

Để xua đi nét buồn thoáng qua, bà Loan hồ hởi: "Xóm dừa nghèo thì nghèo thật nhưng thương yêu nhau lắm. Đồ đạc làm dừa để cả ra đấy, cửa nẻo không đóng cũng không bao giờ bị mất trộm".

Kỳ 3: Những người cuối cùng mưu sinh ở bến đò An Lợi Đông

Nguyễn Cường - Duy Nguyên

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !