Sóc Trăng: Hợp tác xã 'bắc cầu' xây dựng kênh tiêu thụ nông sản giúp nông dân giữa thời điểm dịch bệnh

Giữa thời điểm dịch bệnh diễn phức tạp, nhờ có chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ của các HTX nông nghiệp với doanh nghiệp nên nhiều nông sản ở Sóc Trăng không những không gặp khó, ngược lại vẫn tiêu thụ khá thuận lợi.

{keywords}
 

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên nhiều tỉnh, thành thực hiện giãn cách xã hội đã ảnh hưởng đến việc thu mua, vận chuyển và tiêu thụ khiến giá nhiều mặt hàng nông sản đều giảm mạnh, thậm chí có thời điểm thị trường còn "bí" cả đầu ra.

Đúng lúc này, chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa các HTX nông nghiệp với doanh nghiệp đã phát huy được những lợi thế mang lại hiệu quả rõ rệt.

Ngay giữa thời điểm dịch bệnh bùng phát, nhiều địa phương thực hiện giãn cách nhưng chuỗi sản xuất và tiêu thụ bưởi của HTX Bưởi Thành Công (xã Kế Thành, huyện Kế Sách) liên kết với Công ty cổ phẩn Vinagreenco vẫn đứng ra thu mua và tiêu thụ sản phẩm bình thường cả về sản lượng và giá cả.

Giám đốc HTX Bưởi Thành Công Lê Văn Phải cho biết, ngay trong những ngày dịch bệnh phức tạp, HTX và vùng phụ cận vẫn cung ứng cho Vinagreenco trung bình khoảng 6-7 tấn bưởi/ngày với giá tại vườn là 19-20 ngàn đồng/kg đối với bưởi có trọng lượng từ 1kg/trái trở lên, mức giá này không thay đổi so với thời điểm dịch bệnh Covid-19 chưa lan rộng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Đáng chú ý là trong suốt quá trình từ thu hoạch, phân loại, sơ chế tại kho đến khâu vận chuyển đi tiêu thụ ngoài tỉnh, HTX và Công ty Vinagreenco vẫn tổ chức hợp lý, vừa đảm bảo phòng, chống dịch theo khuyến cáo của ngành y tế lại vừa đảm bảo hàng hoá vận chuyển không bị gián đoạn và ách tắc.

{keywords}
Ngay trong những ngày dịch bệnh, HTX Bưởi Thành Công vẫn cung ứng cho Vinagreenco trung bình khoảng 6-7 tấn bưởi/ngày với giá tại vườn là 19-20 ngàn đồng/kg đối với bưởi có trọng lượng từ 1kg/trái trở lên.

Trước đó, vào đầu năm 2021, các HTX tham gia chuỗi liên kết sản xuất cây vú sữa tại Xuân Hòa và Trinh Phú (huyện Kế Sách) cũng vượt qua khó khăn nhờ sự “bắt tay” thực hiện chuỗi liên kết và đã cung ứng cho doanh nghiệp xuất khẩu 162 tấn vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ (gấp 1,5 lần so với 2 năm trước đó), đồng thời cung ứng cho thị trường trong nước ở phân khúc chất lượng cao được gần 46 tấn (tương đương cùng ký năm trước).

Trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 lây lan phức tạp hiện nay, vai trò của các HTX nông nghiệp càng được thể hiện rõ trong chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ.

Nhờ tham gia HTX nên kinh tế của nhiều hộ dân có bước phát triển rõ rệt khi chi phí đầu tư thấp nhưng lợi nhuận thu được lại cao. Nhờ vậy, bà con không còn phải thắc thỏm lo âu về việc “được mùa rớt giá” hay cảnh “thừa hàng dội chợ” như trước đây mà HTX đã trở thành cầu nối giải quyết ổn thỏa bài toán đầu ra cho các mặt hàng nông sản sau thu hoạch giúp bà con.

Báo cáo của Chi cục Trồng trọt và BVTV (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng) cho biết, hiện diện tích cây ăn trái toàn tỉnh trên 30.000 ha, trong đó cây vú sữa gần 1.700 ha. Tính đến cuối năm 2021, Cục BVTV cấp được 75 mã số vùng trồng, trong đó, vú sữa được 26 mã, bưởi được 13 mã, xoài được 24 mã, nhãn được12 mã với diện tích 497,21 ha/541 hộ tham gia.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kinh tế hợp tác ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng. Tính đến nay, toàn tỉnh có 37 HTX sản xuất cây ăn trái, trong đó 17 HTX thành lập mới và 20 HTX được củng cố và mở rộng.

Bên cạnh khâu tổ chức lại sản xuất, công tác xúc tiến thương mại, thì việc liên kết tiêu thụ được tăng cường. Trong năm 2021, ngành nông nghiệp tỉnh đã tổ chức 7 cuộc hội thảo liên kết tiêu thụ sản phẩm để làm cầu nối giữa các công ty, doanh nghiệp với các HTX sản xuất cây ăn trái đặc sản trên địa bàn tỉnh. Qua đó, đã xây dựng được 4 chuỗi liên kết trên cây vú sữa, xoài, bưởi và nhãn.

Từ năm 2018 đến nay, Sóc Trăng đã liên kết tiêu thụ được khoảng trên 2.000 tấn cây ăn trái, trong đó xuất khẩu sang thị trường Hòa Kỳ với sản lượng khoảng 300 tấn vú sữa, xuất khẩu sang thị trường châu Âu khoảng 60 tấn bưởi và 13 tấn xoài, số còn lại được tiêu thụ tại siêu thị cao cấp trong nước.

Có nhiều doanh nghiệp đến tham gia liên kết tiêu thụ, trong số đó Công ty TNHH xuất nhập khẩu Vina T&T (Công ty T&T) là một trong những doanh nghiệp đầu tiên đến liên kết tiêu thụ và gắn bó lâu dài tại tỉnh Sóc Trăng. Tính đến nay đã qua 3 mùa vụ thu mua, sản lượng xuất khẩu tăng lên từng năm, góp phần đưa trái vú sữa của tỉnh Sóc Trăng đến được với người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Theo đó, năm 2018 xuất khẩu được 8 tấn, năm 2019 xuất khẩu gần 23 tấn và đến năm 2020 đạt trên 52 tấn.

Và mới đây, Công ty T&T tiếp tục ký kết hợp đồng với 2 đơn vị, là HTX nông nghiệp Trinh Phú và HTX nông nghiệp Lộc Mãi ở xã An Lạc Thôn (huyện Kế Sách) về việc liên kết tiêu thụ sản phẩm trái vú sữa giúp bà con nông dân trong tỉnh. Ngay sau khi ký kết, 2 tấn vú sữa sẽ đã được đóng gói xuất khẩu.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu mua, sơ chế và đóng gói sản phẩm, Công ty T&T cũng mở thêm cơ sở sơ chế trái cây xuất khẩu đặt tại xã An Lạc Thôn.

Đại diện Công ty T&T cho biết, ngoài việc tiếp tục duy trì hợp tác thu mua trái vú sữa thì thời gian tới đây, Công ty sẽ mở rộng liên kết thêm các loại trái cây khác, quảng bá cho sản phẩm đặc sản của Sóc Trăng vươn ra thị trường nước ngoài.

Trước đó, vào đầu tháng 11/2021, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kế Sách cùng 5 HTX trong chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ vú sữa đã tổ chức họp bàn về việc hợp đồng tiêu thụ vú sữa vụ 2021-2022 với từng doanh nghiệp bằng hình trực tuyến.

Đại diện Công ty T&T cho biết, mặc dù doanh nghiệp hiện đang gặp khó khăn trong vận chuyển và thiếu container khi xuất khẩu. Tuy nhiên, để chia sẻ khó khăn với các nhà vườn về chi phí nhân công, vật tư nông nghiệp tăng nhanh thời gian qua, doanh nghiệp vẫn giữ giá thu mua ổn định như 3 niên vụ trước.

{keywords}
Nhờ việc liên kết với doanh nghiệp trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phầm mà trái vú sữa ở Kế Sách ngày càng được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến.

Nhờ việc liên kết với doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phầm mà trái vú sữa ở Kế Sách ngày càng được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến. Dự kiến sản lượng xuất khẩu năm nay của các HTX đạt khoảng 250 tấn (tăng 100 tấn so với 2020); lượng vũ sữa tiêu thụ thị trường trong nước ở phân khúc chất lượng cao khoảng 100 tấn (gấp 2 lần so cùng kỳ năm trước).

Ngoài trái vú sữa, trái mít Thái ở Kế Sách cũng đã được Công ty TNHH thương mại dịch vụ Song Toàn Phát (Công ty Song Toàn Phát) “bắt tay” liên kết với các nhà vườn thuộc các HTX như Quyết Thắng, Hưng Lợi, Đồng Tiến (xã Xuân Hòa), HTX Thành Công (xã Kế Thành) đứng ra thu mua sản phẩm giúp bà con.

Ngoài đặc sản vú sữa, hiện nay, huyện Kế Sách còn có hơn 1.500 ha mít Thái với sản lượng đạt khoảng36.000 tấn/năm; trong đó diện tích chuyên canh chiếm gần 30% diện tích trồng mít. Sản lượng mít được tiêu thụ bởi 44 vựa thu mua.

Không chỉ đứng ra thu mua mít, để giúp bà con trồng mít nâng cao chất lượng, Công ty Song Toàn Phát phối hợp với các HTX tổ chức các đợt khảo sát thực tế ngoài vườn, từ đó tổ chức thực hành thu hoạch, đánh giá chất lượng và phân loại trái mít với nhà vườn.

Nhờ đó, hiện nay, nhiều nhà vườn chuyên canh mít ở xã Xuân Hòa đã đạt tỷ lệ mít loại A chiếm 60 -70% và hoàn toàn có thể nhân rộng trong thời gian tới để liên kết với doanh nghiệp thu mua.

Trong tháng 11/2021 vừa qua, HTX Quyết Thắng đã hợp đồng tiêu thụ sản phẩm trái mít Thái với Công ty Song Toàn Phát, sau đó sẽ nhân rộng đến các HTX trồng mít khác.

Trong thời gian qua, Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng đã tham mưu với UBND tỉnh xây dựng và trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 03/2019 về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền triển khai thực hiện nên số lượng HTX thực hiện liên kết với doanh nghiệp ngày càng nhiều.

Đến nay, toàn tỉnh Sóc Trăng có 54 HTX và 371 tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp có hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ với các doanh nghiệp, công ty; diện tích có hợp đồng liên kết bao tiêu trên cây lúa là trên 53.173 ha.

Với sự chủ động tham gia tích cực của nhà vườn trong HTX và sự liên kết bền chặt từ các doanh nghiệp, chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ vú sữa, mít Thái và nhiều mặt hàng nông sản khác ở Kế Sách nói riêng và sản phẩm nông sản nói chung ở Sóc Trăng sẽ ngày càng phát triển, hiệu quả và bền vững.

 Nguyễn Hải

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.