Sốc ma tuý nguy hiểm như thế nào và cách sơ cứu?
Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai trước đây ma túy đá khiến người chơi bị loạn thần, ảo giác, hoang tưởng…
Nhưng ngày nay, các thế hệ ma túy đá mới ngoài những vấn đề trên, ma túy loại mới làm cho bệnh nhân có biểu hiện ngộ độc, co giật, kích thích không thể kiểm soát được, có thể làm ảnh hưởng tim mạch, các chất độc sẽ tấn công trực tiếp vào tim mạch, gây tổn thương tim, suy thận…
"Đặc biệt, các chất ma túy này có còn dễ gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh, sốc tim, loạn nhịp tim, suy thận và nếu không được cấp cứu kịp thời thì dẫn đến tình trạng tử vong nhanh chóng. Các triệu chứng thần kinh hay gặp phải đó là người bệnh rơi vào trạng thái lơ mơ, tâm thần hoang tưởng, ảo giác, có những hành vi ý tưởng nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh", BS Nguyên cho biết.
BS Nguyên chia sẻ thêm: "Khi người sử dụng ma túy đá bị hoang tưởng sẽ rất nguy hiểm cho bản thân và cộng đồng. Thực tế, ngay cả các bác sĩ cũng bị những bệnh nhân ngáo đá tấn công khi đang cấp cứu".
Khi thấy người bị ngất vì dùng quá liều, bạn không được bỏ mặc người bị ngất lại một mình vì người đó có thể vì ngạt thở hoặc tim ngừng đập. Cần cấp cứu người bị ngất đồng thời gọi người hỗ trợ để cùng cấp cứu và mời cán bộ y tế hoặc đơn vị cấp cứu nơi gần nhất.
Dùng ma túy quá liều thường biểu hiện như thế nào?
Quá liều xảy ra khi lượng ma tuý vượt quá mức chịu đựng của cơ thể hoặc có có có nhiều tạp chất trộn lẫn vào ma tuý. Biểu hiện:
- Xỉu, lừ đừ
- Da tái xanh, vã mồ hôi.
- Thở chậm, nhịp tim không đều.
- Hạ thân nhiệt.
Cấp cứu người bị ngất do dùng ma túy quá liều
- Khi thấy người bị ngất vì dùng quá liều, bạn không được bỏ mặc người bị ngất lại một mình vì người đó có thể vì ngạt thở hoặc tim ngừng đập. Cần cấp cứu người bị ngất đồng thời gọi người hỗ trợ để cùng cấp cứu và mời cán bộ y tế hoặc đơn vị cấp cứu nơi gần nhất.
- Phát hiện người bị ngất: Người vừa tiêm chích ma tuý xong thì lơ mơ, đờ đẫn rồi mê đi, xỉu đi.
- Quan sát xem người đó còn thở không: bằng cách nhìn xem lồng ngực và bụng người đó có di động lên xuống hay không, hoặc đặt tay lên bụng và ngực để xem có di động không. Ngoài ra có thể ghé tai vào tim hay để một nhúm tóc nhỏ (nếu có tốt nhất vẫn là một ít sợ bông gòn) gần lỗ mũi xem nhúm tóc có lung lay hay không. Nếu không lay động có nghĩa người ấy đã không còn thở.
- Bắt mạch: Bắt mạch cổ tay, mạch bẹn, mạch cảnh (ở cổ) để xem còn mạch hay không.
Xử lý có 3 tình huống cần xử lý
Tình huống 1: Nếu người ngất còn thở, còn mạch, xử lý như sau:
- Đặt nằm nghiêng để tránh chất nôn tràn vào đường thở.
- Làm thông đường thở : ngữa đầu ra phía sau, nâng nhẹ hàm trước, nếu có nôn thì dùng ngón tay để móc chất nôn ra làm thông đường thở.
Tình huống 2 : Nếu ngừng thở nhưng còn mạch, xử lý như sau :
Bước 1 : Làm thông đường thở.
Bước 2 : Làm hô hấp nhân tạo : bóp chặt 2 lỗ mũi người ngất, hít sâu sau đó áp sát môi bạn với miệng người đó và thổi hơi vào cho lồng ngực người đó phồng lên, sau đó bỏ ra để người đó tự thở ra, thổi như vậy khoảng 12 lần / 1 phút.
Cứ 3-5 phút lại dừng lại kiểm tra xem người đó tự thở được chưa. Nếu tự thở thì chuyển sang tình huống I. Trong trường hợp xấu đi, mất mạch thì phải xử trí theo tình huống III.
Tình huống 3 : Nếu mất mạch, xử lý như sau:
Bước 1 : Làm thông đường thở
Bước 2 : Làm hô hấp nhân tạo và bóp tim ngoài lồng ngực : Đặt một tay lên giữa xương ức, tay kia đặt lên trên vuông góc bàn tay trước, ấn xuống bằng lực của cơ thể làm cho lồng ngực thụt xuống khoảng 5cm, làm như vậy 70-90 lần / 1 phút.
Nếu có hai người cùng cấp cứu : thứ tự người này thổi một lần, người kia bóp năm lần.
Nếu chỉ có một người cấp cứu : thứ tự thổi 2 lần rồi bóp 15 lần.
Lưu ý : Mỗi phút kiểm tra xem người ấy tự thở và có mạch chưa.
Tiếp tục xử lý theo ba cách, tuỳ theo tình trạch của người đó.
Đặc biệt lưu ý: Ngay từ khi phát hiện người bị ngất, cần phải vừa cấp cứu vừa gọi thêm người hỗ trợ và mời cán bộ y tế hoặc đơn vị nơi gần nhất.