Sợ thiếu nhân công sau Tết, nhiều doanh nghiệp muốn tuyển hàng nghìn người
Trước và sau Tết, nhiều doanh nghiệp thông báo tuyển dụng hàng nghìn công nhân để đi làm ngay từ những ngày Tết
Theo ghi nhận của PV Infonet, những ngày trước Tết Nguyên đán Tân Sửu, dọc các tuyến đường trong khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai, các bảng đăng tuyển công nhân được đăng dày san sát.
Một công ty Nhật Bản đăng tin tuyển dụng 1.000 công nhân với yêu cầu chỉ cần tốt nghiệp THCS trở lên kèm theo các đãi ngộ như có chỗ ở KTX miễn phí, ăn ca miễn phí, hưởng các loại bảo hiểm theo quy định, thưởng và đi du lịch hàng năm... |
Thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp khác cũng đăng tuyển tới 500 công nhân và lao động phổ thông. |
Từ cổng và dọc tường bao các nhà máy, xí nghiệp hầu hết đều được treo những tin tuyển dụng như thế này. |
Không chỉ treo thông báo tuyển dụng tại trụ sở, các doanh nghiệp cũng đăng lên các trang mạng xã hội để tìm nhân công.
Thông báo tuyển công nhân rất hấp dẫn như thế này của doanh nghiệp đăng trên mạng xã hội thu hút sự chú ý, quan tâm của hàng nghìn lượt người. |
Không chỉ các doanh nghiệp đến từ nước ngoài, tập đoàn lớn của Việt Nam cũng đăng tuyển dụng tới 3.000 công nhân làm việc tại khu Công nghiệp công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội).
Bên cạnh đó, có nhiều công ty doanh nghiệp tuyển lao động thời vụ với số lượng lớn làm xuyên Tết để đảm bảo tiến độ sản xuất với nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn...
Một thông tin rao tuyển lao động làm xuyên Tết của doanh nghiệp Hàn Quốc ghi cụ thể mức lương chi trả cho lao động làm xuyên Tết Nguyên đán Tân Sửu lên tới hơn 1 triệu đồng/người/ca.
Để thu hút người lao động, doanh nghiệp này còn thông tin chi tiết bảng chi trả lương cho người lao động làm trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu. |
Nhu cầu tuyển công nhân và lao động phổ thông của các công ty, doanh nghiệp tăng cao sau dịp Tết một phần bởi mở rộng sản xuất kinh doanh, một phần cũng bởi tình trạng công nhân sau khi về quê ăn Tết nghỉ việc nhiều.
Lam Giang
Công nhân 'đình công' vì bị nợ lương, rác thải ngập phố Thủ đô
Những ngày qua, người dân phường Yên Phụ (Tây Hồ) và phường Cầu Diễn (Nam Từ Liêm) liên tục phải sống chung với rác thải vì công nhân môi trường “đình công”.