Sơ cứu bệnh mùa hè cho trẻ

Vào mùa hè, trẻ em rất dễ ngộ độc thực phẩm, say nắng, say nóng, phỏng nhiệt… Nếu phụ huynh biết cách sơ cứu thì hậu quả sẽ được giảm thiểu đáng kể.

Sơ cứu bệnh mùa hè cho trẻ

- Ngộ độc thức ăn:

Dấu hiệu để biết là trẻ đau bụng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy nhiều lần. Gặp trường hợp này, phụ huynh cần cho trẻ uống bù nước ngay bằng dung dịch oresol hoặc viên hydrite theo đúng hướng dẫn sử dụng, không chia nhỏ để pha nhiều lần; duy trì chế độ ăn thích hợp với thức ăn mềm và lỏng hơn bình thường; cho ăn nhiều bữa nhỏ, nếu còn bú mẹ hoặc bú sữa ngoài thì vẫn tiếp tục duy trì.

Sơ cứu kịp thời cho trẻ

Nếu phụ huynh biết sơ cứu thì sẽ giảm thiểu được hậu quả

- Say nóng:

Nguyên nhân thường do trẻ vui chơi ở ngoài trời nắng nóng nhiệt độ quá cao; tiết trời quá nóng mà trẻ mặc quần áo dày, chật và bí; ở trong những căn buồng quá chật hẹp và nóng, không thông thoáng; ngột ngạt hơi người. Trẻ say nóng thường đột nhiên khóc, vật vã rồi sốt li bì, nhiều khi lên cơn giật. Với trẻ đã lớn thì tự nhiên thấy tối tăm mặt mũi, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn.

Sơ cứu bằng cách đưa trẻ ra chỗ mát, thoáng khí, cởi quần áo, lau người bằng nước mát... và bù nước, điện giải (có thể dùng nước khoáng hoặc nước đun sôi để nguội pha ít muối, đường). Cho trẻ uống bằng muỗng từ từ, nhiều lần cho tới khi đỡ khát, tỉnh táo, đi tiểu trở lại. Nếu chưa tỉnh táo và đi tiểu trở lại sau khi sơ cứu thì cần đưa trẻ tới cơ sở y tế.

- Say nắng:

Nguyên nhân là do cơ thể trẻ bị phơi nắng nóng quá lâu, vượt sức chịu đựng. Biểu hiện là trẻ mệt mỏi, mắt lờ đờ, cơ thể nóng ran, da khô không có mồ hôi, mặt đỏ gay, nhiệt độ cơ thể lên cao; nhịp thở nhanh, mạch yếu khó bắt hoặc không còn; trường hợp nặng có thể hôn mê và co giật.

Trong trường hợp này, người lớn cần vừa sơ cứu vừa khẩn trương gọi xe cấp cứu hoặc chuẩn bị phương tiện để đưa trẻ đến cơ sở y tế. Sơ cứu bằng cách đặt trẻ nằm nơi thoáng mát, cởi quần áo; dùng khăn bông dấp nước mát đắp lên đầu, trán rồi lau khăn mát khắp mình và chân tay; cho uống nước đầy đủ; có thể cho uống nước quả tươi, nước khoáng hoặc nước đun sôi để nguội (uống từ từ ít một để tránh nôn).

- Phỏng nhiệt:

Thường là phỏng nước sôi, cháo, canh. Sơ cứu bằng cách xả nước lạnh vào vết phỏng chứ không ngâm toàn thân trẻ vào nước, sau đó chuyển đến cơ sở y tế. Chú ý không dùng đá lạnh hoặc các loại thuốc mỡ bôi lên vết phỏng; không dùng băng dính, vải, băng gạc có lông tơ đắp lên vết phỏng.

- Điện giật

Thường gặp nhất là các trường hợp trẻ bị điện giật do sờ vào tủ lạnh, nồi cơm, quạt... Sơ cứu bằng cách tắt công tắc, ngắt cầu dao điện hoặc rút phích cắm điện. Nếu không với tới được công tắc hoặc cầu dao điện thì phải đứng trên vật khô cách điện rồi dùng cây, cán chổi hay chiếc ghế đẩu đẩy trẻ ra khỏi nguồn điện. Nếu trẻ còn tỉnh thì an ủi để trẻ yên tâm; nếu ngừng thở, ngưng tim thì phải hà hơi thổi ngạt, ép tim ngoài lồng ngực; không được vận chuyển đi nơi khác khi trẻ chưa tỉnh.

- Sơ cứu đuối nước

Vào ngày hè, trẻ em thường rủ nhau đi bơi nên rất dễ đuối nước. Gặp trường hợp này, chúng ta phải khẩn trương cấp cứu ngay từ dưới nước bằng cách nắm tóc trẻ để đầu nhô lên mặt nước và kéo vào bờ. Ngay khi chân chúng ta chạm đất, cần đặt miệng mình vào miệng trẻ hà hơi để thổi ngạt.

Khi đưa được trẻ lên bờ phải cởi ngay quần áo ướt, móc họng để khai thông miệng; để trẻ nằm úp sấp, vòng tay qua bụng, nâng lên đặt xuống cho nước ộc ra. Nếu là trẻ nhỏ thì cầm hai chân dốc ngược lên, lấy lòng bàn tay đập vào vùng giữa lưng 10 lần; lấy khăn lau sạch mũi, họng, miệng rồi hà hơi thổi ngạt (miệng qua miệng) kết hợp xoa bóp tim ngoài lồng ngực.

Làm liên tục cho đến khi trẻ thở lại thì lau khô người trẻ, xoa dầu nóng toàn thân, quấn chăn ấm và chuyển ngay tới bệnh viện.

Theo Người lao động

Theo Người lao động

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !