Sinh vật biển cổ đại ‘tái xuất’ khiến các nhà sinh học mừng như "bắt được vàng"
Loài sinh vật thân mềm độc đáo này được ghi hình lại trong vùng biển quanh Papua New Guinea sau một cuộc tìm kiếm ròng rã bốn năm trời.
Loài sinh vật biển quý hiếm này đã "mất tích" trong vòng 31 năm qua |
Loài ốc anh vũ này có tên là Allonautilus scrobiculatus, được cho là đã tồn tại qua hơn 500 triệu năm. Kể từ lần đầu được phát hiện vào năm 1984, Peter Ward, nhà sinh vật học tại Đại học Washington, đã cố công tìm chụp hình ảnh của loài sinh vật này.
Nhóm của ông đã dựng nên các hệ thống mồi nhử vào mỗi buổi chiều bằng cách treo cá và thịt gà vào một cây gậy thả ở độ sâu từ 150 đến 400 mét dưới mặt nước biển – rồi đặt máy quay quanh khu vực này trong vòng 12 giờ. Trả lời bản tin Đại học Washington, Ward cho biết bắt đầu sử dụng phương pháp này từ năm 2011.
“Năm nay, có khoảng 30 người tham gia và mỗi ngày chúng tôi sẽ xem các đoạn phim quay từ tối hôm trước ở tốc độ xem nhanh gấp 8 lần thời gian thực. Có nhiều điều rất thú vị”. Cho đến tháng Bảy này, các nhà sinh học đã "bắt được vàng" khi một trong các sinh vật này xuất hiện chung với một con ốc anh vũ khác.
Đoạn phim tối hôm đó ghi lại tại một địa điểm gần đảo Ndrova đã ghi lại những đặc điểm lạ kỳ của con Allonautilus khi nó tiến đến mồi nhử. Theo Ward, “nó có một lớp lông dày và nhớt bao phủ vỏ. Khi lần đầu thấy nó, chúng tôi đều rất kinh ngạc.”
Nhóm nghiên cứu đã bắt được hình ảnh nhiều con ốc anh vũ, bao gồm cả con Allonautilus này, ở độ sau khoảng 450 mét. Nhóm sau đó tiến hành lấy mô, mẫu vỏ và nước nhày trước khi thả chúng ra.
Ông Ward cho biết sẽ tiếp tục tìm kiếm loài vật độc đáo sống ở gần mặt nước biển này, song cũng cho biết loài này không bao giờ quay lại một khu vực đã đến.
“Nó chỉ ở quanh đảo này thôi. Đây có thể là loài vật hiếm nhất thế giới. Chúng ta cần phải biết liệu loài Allonautilus còn ở đâu khác không, và sẽ chỉ biết được nếu chịu khó tìm kiếm.
Theo Minh Trường/PLO