Siêu xe Rolls-Royce đắt nhất và đại gia giàu có dính chàm ở Việt Nam

Theo thống kê không chính thức, hiện cả nước có khoảng hơn 100 chiếc xe Rolls-Royce với đầy đủ màu sắc, phiên bản, bao gồm những bộ sưu tập giới hạn trên thế giới. Chủ sở hữu chúng là những doanh nhân và cả những ngôi sao trong giới showbiz.

Tuy nhiên, điều trùng hợp đến kinh ngạc là đã có không ít những đại gia sở hữu thương hiệu xe hơi cao cấp đến từ nước Anh gặp vận rủi. Thậm chí, một cách gọi vui nhưng cũng đầy cay đắng khi nhắc đến xe Rolls-Royce ở Việt Nam: Xe chở tù nhân. Một số đại gia khác tuy không vướng vòng lao lý nhưng cũng gặp vận rủi trong kinh doanh.

Rolls-Royce Ghost của ông Trịnh Văn Quyết

Vụ việc BIDV thu hồi siêu xe 5 chỗ hiệu Rolls-Royce của ông Trịnh Văn Quyết để xử lý khoản nợ 186 tỷ đồng của FLC Faros là diễn biến mới nhất liên quan đến dòng xe này. 

Siêu xe của cựu Chủ tịch FLC là Rolls-Royce Ghost. Đây là chiếc siêu xe mạ vàng được sản xuất tại Anh năm 2011. BIDV cho hay, chiếc siêu xe trên đang được lưu giữ ở Hà Nội, tình trạng xe bình thường. Xe có giấy chứng nhận đăng ký ô tô số 474115 do CA- Hà Nội cấp ngày 26/05/2018; biển số 30F-187.88.

Ông Trịnh Văn Quyết hiện đang trong giai đoạn tạm giam để điều tra về tội Thao túng chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Rolls-Royce Ghost dát vàng của ông Trịnh Văn Quyết đang được ngân hàng đấu giá.

Rolls-Royce Phantom tứ quý 7 của bà Dương Thị Bạch Diệp

Năm 2008, nữ đại gia bất động sản Dương Thị Bạch Diệp mua về chiếc Rolls-Royce Phantom với giá 1,3 triệu USD (tương đương 23 tỷ lúc bấy giờ), đây là chiếc ôtô đắt nhất Việt Nam thời điểm đó, theo đánh giá của cơ quan hải quan. 

Phantom sở hữu màu xanh ở thân và bạc ở nắp ca-pô kéo dài tới nóc, là màu độc nhất Việt Nam lúc đó. Màu sắc này còn ám chỉ bạc-xanh như tên của bà Bạch Diệp. 

Điểm làm nên tên tuổi cho bà trong giới chơi siêu xe ở Việt Nam còn bởi biển số 77L-7777. Chữ L trong biển số khi quay ngược lại cũng là số 7, bởi vậy dân chơi xe dịch biển số này là 7 số 7 - thất trùng thất. Tuy vậy, chính biển số này lại bị đặt vào một luồng ý kiến khác là xui xẻo, vì "thất" là "mất" theo nghĩa Hán Việt.

Là một đại gia BĐS với khối tài sản khổng lồ, tuy nhiên bà Dương Thị Bạch Diệp sau đó bị TAND TP.HCM đưa ra xét xử về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". 

Chiếc Rolls-Royce biển độc của bà Diệp.

Bà Nguyễn Phương Hằng và những chiếc Rolls-Royce

Cựu CEO Khu du lịch Đại Nam, bà Nguyễn Phương Hằng được biết đến là người sở hữu bộ sưu tập xe hơi triệu đô. Trong đó, phải kể đến những chiếc xe siêu sang Rolls-Royce.

Chiếc Rolls-Royce đầu tiên thuộc sở hữu của bà Nguyễn Phương Hằng là Phantom, đây cũng là chiếc Rolls-Royce Phantom đầu tiên mang biển số tỉnh Bình Dương.

Chiếc xe nguyên bản của bà Hằng.

Ban đầu, chiếc Rolls-Royce Phantom có màu sơn đen bóng, nhưng sau đó đã được sơn lại thành màu đỏ tươi. 

Chiếc xe sau khi đổi màu sơn.

Chiếc Rolls-Royce thứ hai bà Nguyễn Phương Hằng sở hữu là Ghost Series II. Xe được dán lại decal ngoại thất màu cam nổi bật hơn 1 năm sau đó đưa về mẫu nguyên bản là đen.

Không dừng lại ở đó, bà Hằng còn sở hữu thêm chiếc Rolls-Royce Wraith. Màu xe nguyên bản là màu trắng nhưng sau đó đã được chủ nhân dán decal lại thành màu hồng.

Hai chiếc xe trong gara nhà bà Hằng.

Bà Hằng hiện đang bị tạm giam để phục vụ điều tra về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Bầu Kiên và chiếc Phantom Rồng

Năm 2012, khi Rolls-Royce quyết định sản xuất những chiếc xe phiên bản đặc biệt với tên gọi Rolls-Royce Phantom Year of the Dragon, hay gọi tắt là Phantom Rồng. Thế giới ghi nhận có 33 chiếc Phantom Rồng, một trong số đó được sở hữu bởi cựu Chủ tịch Ngân hàng ACB Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên).

Được biết, bầu Kiên chi tới 40 tỷ đồng để sở hữu chiếc Phantom Rồng. Doanh nhân này khi đó với vai trò ông bầu của CLB bóng đá Hà Nội đã đưa chiếc Phantom Rồng đến SVĐ Hàng Đẫy hồi giữa năm 2012 trước sự trầm trồ của người hâm mộ.

Tuy nhiên, 1 tháng sau khi trình làng chiếc Phantom Rồng, bầu Kiên bị bắt về hành vi “kinh doanh trái phép”, sau đó bị tuyên án 30 năm tù và nộp phạt 75 tỷ đồng tiền trốn thuế trong một vụ án được xét xử vào năm 2014.

Siêu xe của bầu Kiên tại sân Hàng Đẫy vào năm 2012.

Đại gia Lê Thanh Thản và Mặt Trời Phương Đông

Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh, ông Lê Thanh Thản cũng nằm trong danh sách đại gia Rolls-Royce gặp vận rủi. Năm 2019, ông nhận quyết định khởi tố bị can từ Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội về tội “Lừa dối khách hàng”, theo quy định Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015. Tuy nhiên, đến nay chưa có thêm thông tin gì về số phận pháp lý của đại gia gốc Nghệ An này.

Trước đó, “đại gia điếu cày” (biệt danh của ông Thản) gây xôn xao khi mua chiếc Rolls-Royce Mặt Trời Phương Đông độc nhất vô nhị. Đây là phiên bản đặc biệt của dòng xe siêu sang Rolls-Royce Phantom với đúng 1 chiếc được sản xuất trên toàn cầu. Số tiền mà ông Thản chi cho chiếc Rolls-Royce Phantom độc nhất Việt Nam lên đến 43 tỷ đồng.

Rolls-Royce Mặt Trời Phương Đông.

Ngoài chiếc Rolls-Royce Phantom Oriental Sun đình đám trên, Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh còn được cho là sở hữu chiếc Rolls-Royce Cullinan nhập khẩu chính hãng.

Bên cạnh 2 chiếc Rolls-Royce kể trên, đại gia Lê Thanh Thản còn sở hữu 2 chiếc Rolls-Royce sang trọng khác, bao gồm 1 chiếc Rolls-Royce Ghost và một chiếc Rolls-Royce Phantom.

Ông chủ Khải "Silk" và chiếc Rolls-Royce Phantom “trắng Ngọc Trinh”

Chiếc xe Rolls-Royce Phantom đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2007 thuộc sở hữu của doanh nhân Hoàng Cao Khải, ông chủ của thương hiệu Khải Silk.

Ông Khải đã phải bỏ ra số tiền là 1 triệu USD (tương đương giá 16 tỷ đồng năm 2007) để sở hữu chiếc xe sang này. Thời điểm đó, chiếc xe của ông chủ KhaiSilk được cho là chiếc xe đắt nhất Việt Nam.

10 năm sau, Khải Silk gặp vận hạn khi bị lộ tẩy việc cắt mác hàng Trung Quốc để may đè mác “Made in Vietnam”. Đặc biệt, một số sản phẩm qua kiểm tra cho thấy hoàn toàn không có thành phần silk (lụa), khác so với thông tin công bố trên nhãn hàng hóa là "100% silk". 

Ông chủ Khải Silk và chiếc xe đình đám.

Sự cố này khiến Tập đoàn Khaisilk lao đao, thương hiệu Khaisilk bị người tiêu dùng tẩy chay, các cửa hàng bán lụa đã đồng loạt đóng cửa, hệ quả là ông Khải đã rời bỏ vị trí người đại diện pháp luật của Khải Silk.

Sau đó, lâu đài TajmaSago và nhà hàng Cham Charm của Tập đoàn Khaisilk, cùng chiếc xe Rolls-Royce Phantom siêu sang cũng đã đổi chủ.

Nữ đại gia Phạm Thị Diệu Hiền và chiếc Rolls-Royce tứ quý

Nữ đại gia thuỷ sản Phạm Thị Diệu Hiền là chủ tịch Công ty Thủy sản Bình An (Bianfishco) từng chi ra 25 tỷ đồng mua xe Rolls-Royce để xây dựng thương hiệu cá nhân và giúp việc làm ăn thuận lợi.

Tuy vậy, Bianfishco làm ăn không tốt do sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư bất động sản, dẫn đến lâm vào cảnh nợ nần cả nghìn tỷ đồng với ngân hàng và các đối tác. 

Để giải cứu công ty, bà Hiền phải bán rất nhiều tài sản, trong đó có cả chiếc Rolls-Royce. Năm 2015, chiếc Rolls-Royce biển số tứ quý 3 của bà Hiền bày bán ở một chợ ô tô tại TP.HCM. 

Chiếc xe của bà Diệu Hiền.

Đại gia Hà Tĩnh và chiếc xe gây tai nạn kinh hoàng

Ông Trần Văn Thạch, chủ một doanh nghiệp lớn kinh doanh gỗ tại huyện miền núi Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, từng gây xôn xao dư luận trong cả nước khi sở hữu chiếc Rolls-Royce Phantom biển đẹp 38A - 028.88, trị giá 40 tỷ đồng.

Tuy nhiên, chiều ngày 20/8/2013, chiếc xe Rolls-Royce Phantom Rồng này đã gây tai nạn nghiêm trọng khiến 2 người đi xe máy tử vong. Sau tai nạn này, chiếc Rolls-Royce xuất hiện tại một garage nổi tiếng ở Lào.

Rolls-Royce Phantom của đại gia Hà Tĩnh.

Chủ tịch Tập đoàn Lã Vọng và chiếc Rolls-Royce biển 29A – 155.55

Ông Lê Văn Vọng – chủ tịch tập đoàn Lã Vọng từng được biết đến là đại gia sở hữu hệ thống nhà hàng Lã Vọng, quán Café. Tập đoàn này sau đó chuyển sang lĩnh vực bất động sản. Ngoài ra, ông Vọng là người sở hữu chiếc Rolls-Royce mang biển số 29A – 155.55.

Tuy nhiên, Tập đoàn Lã Vọng của vị đại gia này vào năm 2020 từng bị Thanh tra Chính phủ kết luận về sai phạm tại các dự án đầu tư tại Hà Nội. Trong số đó, có 5 dự án do Công ty Lã Vọng và các công ty thành viên làm chủ đầu tư, 3 dự án hợp tác đầu tư, và 1 dự án thuê mặt bằng kinh doanh.

Xe của ông Lê Văn Vọng.

Hiền Anh

Khu đô thị Sun Group đón đầu làn sóng an cư mới ở Hà Nam

Sun Urban City Phủ Lý (Hà Nam) là một trong những dự án đô thị tiên phong kiến tạo không gian sống trong lành, thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo sự kết nối thuận tiện.

SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam

Nhằm tiếp lửa đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam tại trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, ngân hàng SHB quyết định thuê một số chuyến bay đưa cổ động viên và gia đình các cầu thủ sang Thái Lan sát cánh cùng đội tuyển.

Căn hộ Sun Urban City Hà Nam: không gian sống sáng tạo, thông minh

Thiết kế thông minh, tối ưu trải nghiệm, căn hộ nghệ thuật Art Residence tại Sun Urban City Hà Nam không chỉ chinh phục khách hàng mọi lứa tuổi, mà còn được ví như một “biểu tượng” của sự sáng tạo và tối ưu không gian sống.

Dư âm sự kiện ‘Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ’ của Sun Property

Diễn ra từ 9-11/12, chuỗi sự kiện “Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ” được Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức để tri ân các đại lý trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.

Cách SHB truyền cảm hứng cho thế hệ nhân sự tương lai

Thế hệ trẻ có xu hướng tìm kiếm môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Hiểu được điều đó, SHB đang nỗ lực để tạo ra một môi trường làm việc “không giới hạn”, hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng tương lai.

Vinamilk liên tục được gọi tên tại các giải thưởng về phát triển bền vững

Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.