Siêu bão số 10: Cột phát sóng gãy, nhiều người mất tích

Tại TP Đồng Hới, bão số 10 với sức gió mạnh giật cấp hơn 11, được xem là trận “siêu bão” từ trước đến nay  đã làm toàn thành phố như trải qua một trận bom B52 rải thảm.
Tại TP Đồng Hới, Quảng Bình, các tuyến đường đã bị ngập lụt cục bộ; cây cối bị vặn xoắn gãy đổ hàng loạt; nhiều nhà dân, công sở, hàng quán, chợ bị gió giật tung mái, vỡ cửa kính…
Siêu bão số 10: Cột phát sóng gãy, nhiều người mất tích - ảnh 1
Cột phát sóng trung của Đài tiếng nói Việt Nam, cao hơn 100m vừa được xây dựng hoàn thành tại phường Đồng Phú, TP Đồng Hới đã bị gãy đổ

Đặc biệt, vào lúc 17 giờ hôm nay (30-9), cột phát sóng trung của Đài tiếng nói Việt Nam, cao hơn 100m vừa được xây dựng hoàn thành tại phường Đồng Phú, TP Đồng Hới đã bị gãy đổ. Theo thông tin ban đầu, vụ tai nạn này đã làm 2 người chết tại chỗ, 1 người bị thương đang cấp cứu tại bệnh viện.
Siêu bão số 10: Cột phát sóng gãy, nhiều người mất tích - ảnh 2
Cột điện đổ, gây tê liệt mạng lưới điện nhiều nơi

Theo Văn phòng BCH PCLB-TKCN Hà Tĩnh, lượng mưa do bão số 10 gây ra tính từ 7h30 đến 19h ngày 30/9 tại Kỳ Anh đo được 169,5mm, TP.Hà Tĩnh 137,7mm, Hương Khê 110mm, Hoà Duyệt 46,3mm, Chu Lễ 83,4mm, Hương Sơn 24,9mm, Linh Cảm 21,4mm...

Tại huyện Kỳ Anh, đến 19h có 1.153 nhà dân, 12 điểm trường, 2 trạm y tế, 2 nhà văn hóa bị tốc mái; nhiều cây cối bị đổ; hệ thống điện bị tê liệt.
Siêu bão số 10: Cột phát sóng gãy, nhiều người mất tích - ảnh 3

Mưa lớn đã ngập cục bộ nhiều tuyến đường liên thôn tại các xã: Kỳ Thư, Kỳ Nam, Kỳ Thịnh, Kỳ Trinh... Đặc biệt, trên tuyến QL 1A tại thị trấn Kỳ Anh, các xã: Kỳ Liên, Kỳ Nam ngập sâu khiến phương tiện đi lại hết sức khó khăn.

Tại xã Kỳ Lợi, sóng to đánh trôi 2 thuyền gỗ của người dân. Một số công nhân đang thi công cầu vượt sông Trộ ở Kỳ Trinh không kịp sơ tán khỏi nhà tạm container đã bị nước cô lập. Đến 22h ngày 30/9, với sự giúp đỡ của lực lượng biên phòng, toàn bộ số công nhân đang thi công cầu Trộ đã được đưa lên bờ an toàn.
Siêu bão số 10: Cột phát sóng gãy, nhiều người mất tích - ảnh 4
Đến 22h ngày 30/9, toàn bộ số công nhân đang thi công cầu Trộ đã được đưa lên bờ an toàn

Ngoài ra, tại thị trấn Kỳ Anh gió cấp 9 giật cấp 10, 11 kèm theo mưa to làm cột phát sóng Viettel bị gẫy đổ làm tê liệt toàn bộ hệ thống mạng điện thoại Viettel trên địa bàn.

Tại Cẩm Xuyên, chiều tối nay, bão số 10 với sức gió cấp 9, giật cấp 10 kèm theo mưa lớn dâng tràn đê Bãi Màng (thị trấn Thiên Cầm), đê Cẩm Hà và đê ngăn mặn Cẩm Lộc; gây ngập lụt cục bộ một số vùng dân.

UBND huyện Cẩm Xuyên đã chỉ đạo các lực lượng cùng với địa phương dùng hàng trăm rọ đá hộc để gia cố đê Cẩm Nhượng; đồng thời tổ chức di dời dân vùng ngập lụt đến nơi an toàn.
Siêu bão số 10: Cột phát sóng gãy, nhiều người mất tích - ảnh 5
Người dân thôn Long Hải (Thạch Kim – Lộc Hà) tích cực xử lý đoạn đê vỡ. Ảnh: Trà Giang

Huyện Cẩm Xuyên đang triển khai lực lượng tiếp tục hộ đê và chủ động di dời hơn 2.000 hộ dân ra khỏi vùng ngập lụt ngay trong đêm nay.

Tại Lộc Hà, vào khoảng 17h tối nay, mưa to, gió lớn tạo thành những cột sóng cao 1-2 m làm kè chắn sóng tại thôn Long Hải, xã Thạch Kim bị vỡ hơn 20m.

Thống kê thiệt hại ban đầu, toàn huyện Lộc Hà có 419 nhà bị tốc mái, hư hỏng và ngập; 360 ha diện tích lúa mùa, khoai vụ đông bị ngập; 700 tấn muối bị nước cuốn trôi; hàng chục ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập.
Siêu bão số 10: Cột phát sóng gãy, nhiều người mất tích - ảnh 6
Các ki ốt ven biển Lộc Hà bị sóng đánh sập. Ảnh: Trà Giang

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 3 phòng học bị hư hỏng, hàng trăm mét hàng rào các tại các trường học bị sập; hơn 10 km các tuyến đê kè, kênh mương bị sạt lở; hàng chục cột điện đổ gãy...

Tại Hương Sơn, cơn bão số 10 đã gây gió to cấp 8, cấp 9 và mưa lớn trên diện rộng từ khoảng 18 giờ tối nay. Mưa bão gây ngập úng cục bộ một số tuyến đường tại một số xã và thị trấn Phố Châu; làm gãy đổ hàng trăm cây cối; làm tắc đường 8A ở ít nhất 3 điểm, thuộc địa bàn xã Sơn Phú, Sơn Diệm, thị trấn Phố Châu; làm gãy đổ hàng chục cột điện; gây mất điện trên diện rộng; làm tốc mái hàng trăm ngôi nhà…

Ngay trong bão, cán bộ trực phòng chống lụt bão huyện đã tỏa ra các điểm tắc đường, chỉ đạo lực lượng khắc phục.
Siêu bão số 10: Cột phát sóng gãy, nhiều người mất tích - ảnh 7
Nhân dân xã Cẩm Hà tức tốc di dời khỏi vùng ngập lụt trong đêm 30/9

Đến 20h30', tại điểm tắc xã Sơn Phúc và Sơn Diệm, xe đã lưu thông trở lại bình thường; riêng điểm qua thị trấn Phố Châu đang khắc phục. Tuy nhiên, xe cộ vẫn lưu thông được nhờ đi tránh vào đường nội thị.
Trong một diễn biến khác, tại thị trấn Tây Sơn, mưa bão làm đổ cây đè lên nhà ông Nguyễn Quốc Đào ở khối 2, làm ông Đào và con dâu bị thương, phải đi bệnh viện cấp cứu.

Ngay trong bão, Chủ tịch UBND huyện cùng một số cán bộ đã trực tiếp đến kiểm tra, thăm hỏi gia đình bị nạn và trao số tiền 1 triệu đồng hỗ trợ ban đầu; đồng thời, giao chính quyền tập trung khắc phục nhà cửa, sơ tán đồ đạc, bảo vệ an toàn cho gia đình nạn nhân…

Tại huyện Hương Khê, mưa bão đã làm một người mất tích (chị Hồ Thị Mây, sinh năm 1982) lúc đi đánh bắt cá tại Bản Giàng, xã Hương Vĩnh (Hương Khê).

Huyện Thạch Hà có 3 người bị thương nhẹ do neo giằng nhà cửa lúc chống bão.

Tại Quảng Trị, đến 16 giờ ngày 30/9/2013, ở xã Hải Khê (Hải Lăng) có 2 người bị thương nhẹ do chằng néo nhà trong bão, 1 nhà dân ở xã Hải Ba bị sập, 14 nhà tốc mái trong đó có 13 nhà bị tốc mái hoàn toàn tập trung hầu hết ở 2 xã ven biển Hải An, Hải Khê; 1 trường Tiểu học xã Hải Hòa, 1 trạm y tế xã Hải Tân bị tốc mái; nhiều đầm, hồ nuôi thủy sản nước ngập tràn có nguy cơ mất trắng. 

Tại địa bàn 2 xã Hải An, Hải Khê nhiều tuyến đường bị ngập, cây gãy đổ gây chia cắt giao thông, liên lạc trên địa bàn xã. Trên tuyến Quốc lộ 1A đi qua địa bàn huyện xe tải mang BKS 34L- 2775 bị lật tại km776+300 do gió to, lái xe không làm chủ tay lái, rất may không có thiệt hại về người. Sau khi xảy ra tai nạn, xe cứu hộ đã có mặt để giải cứu xe tải về nơi sửa chữa . 

Huyện đảo Cồn mưa ngày càng nhiều, sóng to, gió mạnh đã làm tốc mái 2 ngôi nhà, trụ sở UBND huyện đảo cũng bị gió to đập vỡ kính, hư hỏng. 

Tại huyện Gio Linh, thông tin ban đầu toàn huyện có 500 ngôi nhà bị tốc mái, 700 ha cao su bị gãy đổ. Riêng ở thị trấn Cửa Việt ngày hôm qua có một người dân bị thương trong lúc chằng néo nhà cửa; chiều ngày 30/9 có thêm một trường hợp trong lúc tham gia giao thông vướng vật cản giữa đường ngã xe bị thương nhẹ; 100 ngôi nhà bị tốc mái. Địa phương bị thiệt hại nặng nhất là xã Gio Mai có khoảng 220 ngôi nhà bị tốc mái. Để đảm bảo an toàn cho người dân, chính quyền địa phương đã kịp thời sơ tán gần 800 người dân ở vùng xung yếu đến nơi an toàn. 

Vĩnh Linh là địa bàn bị thiệt hại nặng do bão số 10. Gió kèm theo lốc tố đã làm gãy đổ 4.000 ha cây cao su đang kỳ khai thác mủ, nặng nhất là thị trấn Bến Quan 800 ha, Vĩnh Hòa 200 ha, 1.200 ha cao su, nhiều diện tích môn, sắn bị hư hỏng nặng; 1500 ngôi nhà nhà bị tốc mái, tập trung ở xã Vĩnh Thái 600 nhà, Cửa Tùng 100 ha, Vĩnh Hòa 100 nhà; toàn huyện có 3 người bị thương. 

Tại địa bàn các huyện miền núi Đakrông, Hướng Hóa tình hình mưa lũ đang diễn biến phức tạp. Nước ở sông Đakrông đang dâng cao, tuyến đường Hồ Chí Minh và đường vào các xã vùng Lìa nhiều đoạn bị sạt lở, một số cầu tràn bị ngập sâu gây ách tắc giao thông. Vào lúc 9 giờ sáng qua trên Quốc lộ 9 đoạn qua xã Tân Hợp xe ô tô mang biển số 43X 3193 chạy hướng Lao Bảo- Đông Hà bị mất lái lao vào taluy dương, xe bị hư hỏng. 

Gió mạnh đã gây thiệt hại đáng kể đến hệ lưới điện trên địa bàn tỉnh. Giám đốc Công ty Điện lực Quảng Trị Phạm Sỹ Hùng cho biết đã có 35 cột điện cao thế, 50 cột hạ thế bị nghiêng, đổ; đường dây cao thế, hạ thế đứt,100 vị trí, 2 nhà kho bị tốc mái, đổ tường rào. 

Từ lúc 11 giờ trưa ngày 30/9, Điện lực Quảng Trị buộc phải cắt điện trên toàn tỉnh để khắc phục các sự cố. Đến 19 giờ chiều cùng ngày ngành Điện chỉ mới khôi phục và cấp điện ở địa bàn huyện Hướng Hóa; các địa phương khác như thành phố Đông Hà và các huyện, thị khác sẽ khẩn trương khắc phục và sớm cấp điện trở lại. 

Sau khi đi kiểm tra thực tế tại địa bàn thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh và xã Triệu An, huyện Triệu Phong, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ghi nhận những cố gắng của chính quyền địa phương và người dân đã chủ động chằng chống nhà cửa, kho tàng, neo đậu tàu thuyền và kịp thời sơ tán dân đến nơi an toàn trước khi bão đổ bộ vào. 

Trực tiếp đến các địa điểm sơ tán dân, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã động viên người dân yên tâm tạm trú tránh bão, đồng thời lưu ý với người dân không được tự ý trở về nhà khi bão chưa tan. Đối với nhà cửa, tài sản của nhân dân đã được lực lượng dân quân tự vệ và các tổ chức đoàn thể ở các địa phương phối hợp bảo vệ. Chủ động lực lượng, phương tiện để sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xấu xảy ra.

Sau khi bão tan chính quyền các địa phương cùng với người dân nhanh chóng tổ chức lực lượng khắc phục hậu quả, tập trung xử lý môi trường, phòng ngừa dịch bệnh, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống.


PV (Tổng hợp)

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !