Siết chặt kiểm tra điện thoại trong ngày thi đầu
Theo báo cáo của Bộ GD – ĐT, số lượng đăng ký dự thi đợt 2 là 829.861 nhưng chỉ có 612.237 thí sinh làm thủ tục. Sáng nay (9/8), thí sinh làm bài thi đầu tiên với môn Toán (khối B, D) và Địa lý (khối C).
Thời tiết dịu mát, thí sinh vẫn căng thẳng
Tại Hà Nội, cơn mưa nhỏ nên không làm ảnh hưởng đến các thí sinh và người nhà khi đến trường thi. Tại đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Hà Nội), ngay từ 5h các thí sinh đã bắt đầu đến trường. Tuy nhiên, hơn 6h các thí sinh mới đổ về trường đông và lập tức di chuyển về phòng thi để chuẩn bị làm bài môn thi đầu tiên.
Hà Thị Huyền Trang (THPT Nguyễn Huệ, Yến Bái), dự thi khối C vào khoa Tâm lý học được biết thí sinh này trọ gần trường nên sáng nay 5h30 mới bắt đầu bộ đến khu vực thi. Đối với các môn thi, Trang chia sẻ: “Em lo lắng nhất với môn Lịch sử vì khối lượng kiến thức nhiều, khó nhớ. Còn môn Địa lý sáng nay theo em phần dễ kiếm điểm là bài tập vẽ biểu đồ. Vì vậy em sẽ cố gắng làm tốt phần này”.
Do sợ em gái hồi hộp có thể bị đau đầu hoặc đau bụng trong khi làm bài nên chị của Huyền Trang còn cận thẩn đưa cho em hai vỉ thuốc để mang vào phòng thi.
Cơn mưa nhỏ khiến thời tiết Hà Nội sáng nay dịu lại. |
Hoàng Thị Vân (THPT Diêm Điền, Thái Bình) dự thi vào khoa Luật (ĐH Quốc gia Hà Nội) lại khá thoải mái trước khi bước vào phòng thi. Nụ cười tươi trên môi, cô gái này chia sẻ: “Gia đình không tạo áp lực gì nên em cũng cảm thấy thoải mái trước khi bước vào phòng thi. Em nghĩ nếu có tâm lý tốt sẽ giúp mình làm bài chính xác hơn. Trước ngày thi, em chủ yếu dành thời gian để nghỉ ngơi, không cố gắng nhồi nhét kiến thức. Hy vọng em sẽ làm tốt bài thi hôm nay”.
Là thí sinh khối C, Vân cho biết mình tự tin nhất với môn Văn. Đối với môn thi sáng nay cô gái này cho rằng phần khó nhất là câu hỏi phân tích vì cần phải xâu chuỗi kiến thức từ nhiều bài học.
Còn Nguyễn Thị Thu (Tràng Định, Lạng Sơn), dự thi khối D vào khoa Quốc tế chia sẻ: “Dù gia đình không gây áp lực nhưng em vẫn lo lắng với môn Toán sáng nay. Em hy vọng mình sẽ gỡ điểm bằng cách làm bài tốt hai môn Văn và Ngoại ngữ”.
Mặc dù thời gian dự thi kéo dài 180 phút nhưng đa số các phụ huynh đều chọn cách ngồi trước cổng trường để chờ con. Chú Nguyễn Viết Chuyên (Thanh Trì, Hà Nội) cho biết: “Do nhà cách trường khoảng 30 phút đi xe máy nên hai cha con không phải thuê trọ. Tuy nhiên, sáng nay do cháu dậy khá muộn, thời tiết mưa nhỏ nên phải gần 6h30 mới đến được trường thi”.
Được biết, Nguyễn Thu Trang (con chú Chuyên) mặc dù đang là sinh viên năm thứ nhất HV Báo chí tuyên truyền nhưng vẫn quyết tâm dự thi vào khoa Luật (ĐH Quốc gia Hà Nội).
Sáng nay, do dậy muộn, Trang chỉ kịp uống một cốc sữa trước khi vào thi. Chú Chuyên tỏ ra khá lo lắng không biết con có đủ sức khỏe để làm bài.
Anh Duy Bảo (Ba Vì, Hà Tây) cũng đưa em đi thi vào khoa Luật ĐH Quốc gia cho biết: “Học lực của em mình không được tốt vì vậy gia đình không tạo áp lực gì. Do trọ tại nhà người thân cách đây khoảng 5km nên sáng nay hai anh em phải dậy từ 4h, 5h hai anh em mình đã có mặt tại đây”.
Anh Bảo chia sẻ trước khi bước vào trường đã cầm điện thoại để tránh trường hợp em mình quên vẫn mang trong người dẫn đến bị đình chỉ thi.
TP.HCM: Kiểm tra chặt chẽ đồ dùng mang theo
Tại ĐH Ngoại thương TP.HCMcũng như một số trường trên địa bàn thành phố, thí sinh được kiểm tra rất kỹ về độ khớp với ảnh, thiết bị, đồ dùng mang theo vào phòng thi. Để giúp thí sinh không gặp sự cố mất đồ, mang điện thoại vào phòng thi, trường đã có đội ngũ giữ đồ ngay từ bên ngoài. Ở khu vực phòng thi, sinh viên tình nguyện cũng sẽ nhắc nhở thí sinh nếu có mang cặp, ba lô vào trong. Đến giờ gọi, giám thị kiểm tra chặt chẽ ảnh và đồ dùng của thí sinh.
Một sinh viên tình nguyện nhắc nhở thí sinh khi em mang theo ba lô vào khu vực phòng thi. |
Cũng như thí sinh Hà Nội, với môn thi đầu tiên của khối B, C, D, nhiều thí sinh tại TP.HCM khá lo lắng. Vũ Hoàng Tuần Anh (THPT chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM) cho biết: “Dựa vào khả năng của mình, em nghĩ mình 70% đậu vào ngành Quản trị kinh doanh quốc tế. Môn em hy vọng có điểm cao nhất là tiếng Anh. Đợt 1 em không thi nên chưa có nhiều kinh nghiệm, nên thấy khá căng thẳng”.
Tâm trạng hồi hộp là cảm giác chung của nhiều sĩ tử, kể cả phụ huynh. Bác Nguyễn Văn Tán (50 tuổi, Ninh Thuận) nói: “Sợ nhất là con ra ngoài nói làm không được vì tôi nghe con nói trường này thi đầu vào lấy điểm cao lắm, tỷ lệ chọi cũng cao, nó không dám chắc sẽ đủ điểm vào”.
Trường ĐH Ngoại thương cơ sở 2 tổ chức trông đồ cho thí sinh để tránh tình trạng mang điện thoại động, thiết bị không cho phép vào phòng thi. Tuy nhiên nhiều sĩ tử vẫn mang cả ba lô vào phòng thi, khiến nhiều sinh viên tình nguyện phải lên tận hành lang nhắc nhở.
Nhiều phụ huynh phản ánh tình trạng tăng giá cao hơn ngày thường với các dịch vụ ăn uống trước cổng trường. Cô Hoàng Thị Nhàn (Lâm Đồng) bức xúc: “Tôi vừa ăn ly đậu hũ bé xíu mà đến 7 ngàn trong khi nãy tôi thấy cũng bà ấy bán cho một người có 4.000 đồng”. Nhiều đồ ăn sáng khác như cơm tấm lên đến 20.000 - 30.000/dĩa, các món bún cũng chừng giá đó. Trong khi ngày thường, theo các sinh viên tiếp sức mùa thi của trường, không hề có mức giá đó.
Hình ảnh thí sinh đến trường tham gia môn thi đầu tiên tại Hà Nội và TP.HCM:
5h sáng, tại khu vực cổng trường ĐH KHXH&NV Hà Nội sáng 9/7. |
Đi thi từ sáng sớm nên khá nhiều thí sinh đến trường với gương mặt còn ngái ngủ. |
5h30 phút, thí sinh và phụ huynh đổ về cổng trường này càng nhiều. Một phụ huynh vội đưa thêm tiền cho sĩ tử để uống nước. |
Quan tâm, động viên và những lời dặn dò trước khi bước vào phòng thi. |
Nhiều thí sinh khá thoải mái khi bước vào môn thi sáng nay. |
Dù đi sớm nhưng trời mưa nên vội vàng, thí sinh mang theo cả đồ ăn sáng. |
Một người mẹ nắm tay con gái đến truờng thi. |
Tại ĐH Ngoại thương TP.HCM, mới vào trường thi, việc làm đầu tiên của thí sinh là xếp hàng, lấy số thứ tự ba lô cho sinh viên tình nguyện giữ. |
Nhiều thí sinh khá căng thẳng trước giờ vào phòng thi. |
Tình nguyện viên nhắc nhở khi thí sinh mang ba lô vào khu vực phòng thi. |
Giám thị kiểm tra thông tin thí sinh. |
Căng thẳng chờ phát giấy nháp, đề thi. |
Năm nay thứ tự môn thi của các khối B, C, D sẽ thay đổi nhằm giúp thí sinh bớt căng thẳng khi phải làm bài hai môn tự luận trong cùng một ngày. Đây là điều các sĩ tử cần lưu ý.
Cụ thể, trước đây thứ tự môn thi khối B là Sinh, Toán, Hóa nay đổi thành Toán, Sinh, Hóa; khối C từ môn Ngữ văn, Sử, Địa lý được đổi thành Địa lý, Sử, Ngữ văn; khối D từ Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ sẽ chuyển thành Toán, Ngoại ngữ, Ngữ văn.
Riêng những thí sinh khối ngành văn hóa, nghệ thuật, sau khi hoàn thành hai môn văn hóa sẽ thi tiếp môn năng khiếu đến hết ngày 13/7.
Lịch thi đại học đợt 2 năm 2013 như sau:
|
An Hoàng - Như Quỳnh
Ảnh Lê Hiếu