Sẽ khó tránh khỏi tai họa nếu chúng ta bất cẩn

Một em bé lớp 1 tử vong vì bị bỏ quên trong xe đưa đón của trường khiến chúng ta bàng hoàng, đó là một tiếng chuông cảnh tỉnh về sự cẩu thả và bất cẩn. Dường như vấn đề giáo dục sinh mệnh, sự cẩn trọng và tuân thủ quy trình vẫn đang là những thứ mà chúng ta cần đề cao.

Tôi đã từng sống ở Nhật 8 năm, làm đủ nghề để sống từ làm cơm hộp trong nhà máy, vận hành máy trong nhà máy sản xuất mì ăn liền, bốc vác, thư kí văn phòng, phiên dịch cho các công ty sản xuất (cơ khí, hóa chất, xây dựng…) và phiên dịch cho luật sư tại trại tạm giam, tòa án, viện kiểm sát…

Chẳng hạn ở bệnh viện, trước khi tiêm thuốc, mổ xẻ hay làm bất cứ thủ thuật gì bác sĩ Nhật hay y tá đều có động tác xác nhận lại bằng việc hỏi trực tiếp bệnh nhân là “Anh là X phải không?”, “Bệnh của anh là …phải không”, “Cần phải… phải không”.

Họ cũng sẽ giải thích rõ cho bệnh nhân thủ thuật cần làm, thuốc cần tiêm, tác dụng phụ của thuốc nếu có… Nếu là sản phụ sau khi sinh y tá sẽ viết tên mẹ và con lên đùi trẻ (bằng mực y tế an toàn và khó xóa) để tránh nhầm lẫn.

Việt Nam chúng ta cũng có quy trình nhưng chưa thực sự tuân thủ nghiêm túc dẫn đến nhiều trường hợp nhầm lẫn như tiêm nhầm thuốc, mổ nhầm chân, cắt nhầm thận, truyền nhầm nhóm máu... đã xảy ra.

Ở trên đường cũng rất bất cẩn. Ngồi lên xe là phóng bạt mạng, nhiều người không cần biết phải trái nhường nhịn. Không ai cảm thấy có lỗi khi phóng qua vạch trắng sang đường của người đi bộ mà không hề giảm tốc độ hay nhường đường trong khi luật và đạo đức đều yêu cầu phải như thế.

Một người lái tàu ở Nhật, mỗi lần xác nhận các cánh cửa đã đóng lại an toàn đều phải đứng nghiêm ở đầu tàu, nhìn suốt tận đuôi tàu chỉ tay hô “yoi” (Tốt), sau đó đóng cửa và mở máy. Mỗi ngày họ đều làm cả chục lần như vậy. Tốn thời gian, mệt mỏi nhưng không thể không làm.

Quy trình ấy nảy sinh từ chính các vụ tai nạn kẹp tàu khi vào phút chót có những người lao lên hoặc xuống tàu. Điều gì sẽ xảy ra khi tàu chạy và hành khách kẹp một tay, chân, hoặc nửa người giữa hai cánh cửa? 

Người lái tàu, lái xe buýt, người soát vé tàu ở Nhật trước khi xuống tàu bao giờ cũng đi kiểm tra từ đầu xe tới cuối xe kiểm tra từng hàng ghế xem khách có bỏ quên vật dụng gì, có ai ngủ quên không. Chuyện lái xe đánh thức hành khách nhậu say ngủ quên là chuyện thường xảy ra ở Nhật. 

Quy trình họ đặt ra và yêu cầu thực hiện nghiêm ngặt là để ngăn ngừa tối đa có thể rủi ro nhất là rủi ro về sinh mạng.

Nhiều công nhân, kĩ sư người Việt khi làm trong nhà máy cơ khí thường phàn nàn người Nhật thiếu sáng tạo, làm động tác thừa mất thời gian và thích thú với sự làm tắt của mình khi có thể đẩy năng suất cao lên. Họ đâu biết rằng người Nhật thừa biết rằng cắt đi một vài công đoạn hay động tác có thể nâng cao năng suất nhưng sẽ có rủi ro. Rủi ro về sinh mạng là rủi ro khó lấy lại. 

Có lần tôi đã được thuê đến chỉ để dịch “lời mắng” của ông giám đốc giành cho một cậu thực tập sinh người Việt. Lý do là cậu này đã táy máy đút tấm thép 5mm vào máy uốn làm vỡ luôn một mảng ở máy trong khi giới hạn an toàn của máy chỉ được uốn thép 3mm (điều này cậu ta biết rõ).

Khi điều tra cậu ta giải thích lý do “Thử xem nó uốn thế nào”, đơn giản chỉ có vậy. Điều làm ông giám đốc tức giận nhất không phải là hỏng cỗ máy mấy trăm triệu tiền Việt (luật Nhật cấm ông chủ phạt tiền công nhân khi làm hỏng sản phẩm, cấm cả trừ lương vì lỗi trong công việc) và là sự nghịch dại của cậu ta có thể lấy đi mạng sống của cậu hoặc những người xung quanh nếu miếng thép vỡ ra văng vào người. 

Ngay chính trong gia đình tôi, cũng có nhiều lần tôi chứng kiến sự bất cẩn. Có lần tôi về nhà mẹ tôi muốn lấy cau ra chợ bán nên bà nhất định cứ giục tôi trèo lên cây cau hái cau cho bà. Cây cau cao tít tắp thân không có cành và có lẽ cũng rất dễ gãy.

Đơn giản lúc đó bà chỉ nghĩ làm sao có buồng cau. Tôi cãi lại mẹ rằng chuyện đó rất nguy hiểm thì mẹ tôi bảo “ngã sao được, bám chắc vào không có ngã”. Thiếu chút nữa tôi nổi khùng. Tôi lấy lưỡi liềm buộc vào cây sào và lấy xuống buồng cau cho bà. Bà tỏ ra rất ngạc nhiên vì khỏi cần trèo mà vẫn có cau chẳng thiếu một quả nào. 

Khi sự bất cẩn trở thành thói quen sinh hoạt thì nhìn đâu cũng thấy thiếu an toàn. Một ví dụ khó tin đến rùng mình là cảnh cảnh sát vây bắt tội phạm có nổ súng mà đám đông dân chúng xúm xít đứng xem. 

Người lớn khác trẻ con ở chỗ có khả năng tính toán đến hệ quả trực tiếp và gián tiếp trước khi hành động. Cân nhắc lợi ích đạt được và rủi ro phải đối mặt. Sự cân nhắc đó là sự thận trọng. Thiếu nó là bất cẩn. 

Bởi thế, sự bất cẩn xét ở ý nghĩa này cũng là biểu hiện của sự chưa trưởng thành. Muốn cải thiện điều này phải cần đến cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi tiêu chuẩn an toàn trong đó có cả các tiêu chuẩn an toàn được ghi trong luật được nâng cao và thực thi, sự bất cẩn sẽ giảm đi. 

Tiếc thay, giáo dục hiện nay thường chỉ chú trọng tới truyền đạt các tri thức giáo khoa để phục vụ thi còn giáo dục sinh mệnh và giáo dục đời sống vẫn đang là những đề tài để ngỏ.

Quốc Vương
Từ khóa: thiếu chuyên nghiệp người Việt cẩu thả cẩu thả thói xấu của người Việt

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Đang cập nhật dữ liệu !