Sẽ bế tắc nếu chỉ buộc cơ quan Nhà nước phải cung cấp thông tin

Triết lý làm Luật Tiếp cận thông tin không nên theo hướng chỉ buộc cơ quan Nhà nước phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin mà nên theo hướng buộc toàn xã hội phải công khai thông tin và cách thức cho người dân tiếp cận thông tin.

Góp ý về quá trình xây dựng Luật Tiếp cận thông tin (TCTT), ông Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội phân tích: "Việc xây dựng Luật TCTT được tiến hành theo kiểu nghịch lý là "sinh con rồi mới sinh cha". 

Quy định về công khai, minh bạch thông tin, TCTT đã có ở ti tỉ luật rồi, giờ mới đẻ ra luật "mẹ" về nguyên tắc công khai TCTT. Việc TCTT trên các lĩnh vực lại vô cùng phong phú, những nguyên lý về TCTT của mỗi lĩnh vực lại không theo trường phái nào. Bởi vậy, rất khó để xây dựng Luật TCTT".

Sẽ bế tắc nếu chỉ buộc cơ quan Nhà nước phải cung cấp thông tin - ảnh 1

Ông Nguyễn Đình Quyền.

Cũng theo ông Nguyễn Đình Quyền, đọc dự thảo Luật TCTT do Bộ Tư pháp soạn thảo và đang lấy ý kiến đóng góp thì thấy một trong những triết lý rõ nhất là buộc cơ quan Nhà nước phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho người dân. Nhưng nếu theo triết lý này thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

"Trong điều kiện cải cách hành chính, tư pháp hiện nay, không thể "đẻ" ra bộ máy để đi cung cấp thông tin được. Nếu đi theo hướng cơ quan Nhà nước phải có trách nhiệm cung cấp thông tin thì không bao giờ chúng ta thành công trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin", ông Quyền nói.

Bà Trần Thị Lan Hương, đại diện WB Việt Nam: "Tại Việt Nam đã có hơn 300 văn bản pháp luật có quy định liên quan tới quyền TCTT của người dân, nhưng vẫn đang có khoảng cách lớn giữa quy định với việc thực thi. Đơn cử, theo kết quả nghiên cứu mới về công khai thông tin trong quản lý đất đai ở Việt Nam vừa công bố cuối năm 2014, mới chỉ có ¼ tỉnh, thành phố tham gia khảo sát công bố bản đồ sử dụng quy hoạch đất, 1/10 tỉnh, thành phố công bố bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên mạng, 1/5 số xã cung cấp tài liệu liên quan đến quy hoạch sử dụng đất. Dù rằng theo các Luật Đất đai, CNTT, Phòng chống tham nhũng, thì những thông tin này đều thuộc diện phải công khai, minh bạch".

Ông Quyền cũng dẫn chứng một ví dụ mà ông cho rằng "rất khôi hài trong việc TCTT". Đó là Luật Phòng chống tham nhũng quy định mọi hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai, minh bạch, song trên thực tế rất khó khả thi. Vẫn có không ít cơ quan chỉ "công khai thông tin" trong các hội nghị tổng kết của mình, với thành phần tham dự rất hạn chế.

Với góc nhìn của một chuyên gia, ông Nguyễn Đình Quyền gợi ý: Triết lý làm Luật TCTT nên theo hướng bắt buộc tất cả các hoạt động trong bộ máy Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công, doanh nghiệp Nhà nước sử dụng ngân sách Nhà nước, và cả xã hội công dân đều phải công khai thông tin (trừ những thông tin thuộc diện phải đảm bảo bí mật như bí mật Nhà nước, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân), và Luật này hướng dẫn cách thức cho người dân trong việc tiếp cận thông tin công khai đó.

"Nên chăng thông tin cần phải được công bố công khai, minh bạch, người dân có thể tự động vào mạng Internet để tra cứu, chứ không cần phải có giấy xin phép ông nọ bà kia rồi mới được cung cấp thông tin", ông Quyền nhấn mạnh.

Hơn một lần khuyến nghị rằng trách nhiệm công khai thông tin phải là trách nhiệm của cả xã hội công dân chứ không chỉ riêng cơ quan Nhà nước, ông Quyền phân tích thêm: "Xã hội công dân cũng rất cần công khai thông tin. Chính phủ loay hoay 10 năm nay về việc ban hành Nghị định quy định kiểm soát tài sản của người có chức vụ quyền hạn nhưng vẫn không làm được. Bởi vì tài sản là một thứ có thể dịch chuyển, nếu không kiểm soát được tài sản của toàn xã hội thì không kiểm soát được tài sản của người có chức vụ khi người có tài sản có thể nhờ người khác giữ hộ".

Những ý kiến đóng góp nêu trên vừa được ông Nguyễn Đình Quyền chia sẻ tại buổi Đối thoại chính sách về Luật TCTT vừa được phối hợp tổ chức tại Hà Nội bởi Tổ chức Việt Nam minh bạch (VTP), Quỹ Hợp tác Phát triển (CDF), Truyền thông MEC và Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân (PPWG).

Hà Minh Thắng

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !