Sau bão số 11, người dân “mếu máo” chặt cây keo làm củi

Chăm sóc hơn hai năm qua, rừng keo là nguồn hi vọng thoát nghèo của hàng ngàn hộ gia đình xã Hòa Phú (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), thế nhưng giờ đây họ phải nuốt nước mắt chặt cây keo làm củi chỉ sau một đêm bão kinh hoàng, vớt vát bán được đôi đồng trả tiền lãi ngân hàng.
Sau bão số 11, người dân “mếu máo” chặt cây keo làm củi - ảnh 1
Người dân chặt cây keo non bị đổ để bán vớt vát.

Chúng tôi tìm đến xã Hòa Phú, nơi có thiệt hại nặng nhất (trên 70 %) diện tích cây lâm nghiệp của huyện Hòa Vang. Cảnh tượng đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là hàng ngàn cây keo đổ sập nằm ngổn ngang hai bên đường. Tại thôn Hòa Thọ, có vài chục người đang lúi húi trên đồi, người chặt, người vác keo xuống lề đường. Nỗi buồn hiện rõ trên khuôn mặt từng người dân nơi đây. Bởi sau một đêm bão, họ gần như mất trắng vì hàng ngàn hecta keo bị quật ngã. 

Vừa đặt cây keo trên vai xuống đất, ông Nguyễn Tấn Mực (64 tuổi, thôn Hòa Thọ) cho biết: “Đau xót quá chú ơi, chỉ sau một đêm mà hơn 2 sào keo nhà tôi đã đổ ngã, mất hơn 30 triệu đồng. Hai ông bà già này vay ngân hàng dốc hết vào cây keo. Cái đất này không trồng keo thì biết làm gì nữa. Bão vào sập nhà, tốc mái thì tôi còn sửa được, chứ quật ngã hết đồi keo thì vợ chồng tôi biết sống sao đây”.

Sau bão số 11, người dân “mếu máo” chặt cây keo làm củi - ảnh 2
Cực chẳng đã người dân xã Hòa Phú phải chặt cây keo vì không còn khả năng hồi phục sau bão.

Cũng như gia đình ông Mực, gia đình chị Thuận (36 tuổi, thôn Hòa Thọ) vay 27 triệu đồng từ ngân hàng đầu tư vào trồng keo. Hằng ngày, chị bỏ tiền thuê người chăm sóc, hi vọng sau 4 năm nữa sẽ thoát được cảnh nghèo, giờ chỉ sau một đêm, tất cả vốn liếng, công sức của chị đã tan biến.

“Cũng như bà con trong thôn, gia đình tôi chỉ biết trồng keo mà sống chứ biết làm chi để sống đây. Vợ chồng tôi còn nuôi 4 đứa con đi học mà trời không thương. Dù đau đớn, nhưng hôm nay cũng phải gượng dậy chặt keo non đi bán với hi vọng vớt vát được đồng nào hay đồng nấy, cây non quá thì về làm củi đun thôi”. Chị Thuận vừa nói vừa đưa tay gạt đi hai dòng nước mắt đang lăn trên gò má.

Sau bão số 11, người dân “mếu máo” chặt cây keo làm củi - ảnh 3
Chị Thuận rơi nước mắt nhìn đồi keo nhà mình gãy đổ ngổn ngang.

Có mặt tại đồi keo của bà con trong thôn, ông Phạm Viết Hòa, trưởng thôn Hòa Thọ cho biết: “Nếu như không có bão đi qua tàn phá, thì sau 6 đến 7 năm nữa, nếu chưa trừ các khoản chi phí thì mỗi hecta keo có thể thu nhập được trên 70 triệu đồng. Thế nhưng, giờ đây keo còn non chỉ mới trồng được hơn 2 năm nên mỗi hecta người dân bắt buộc phải bán tống, bán tháo và chỉ thu được chưa tới 30 triệu đồng/hecta, trừ tiền đầu tư, chăm sóc và thuê nhân công ra thì số tiền còn lại chỉ đủ để trả tiền lãi ngân hàng”.

Theo ông Nguyễn Văn Vân, Chủ tịch UBND xã Hòa Phú cho biết thì trên địa bàn xã hiện nay có 10 thôn trồng cây keo, nhưng thiệt hại nặng nhất tập trung vào các xã Hòa Thọ, Đông Lâm, Phú Túc, Hòa Hải. Toàn xã hiện có 1850 hecta rừng keo bị đổ ngã sau bão, ước tính thiệt hại ban đầu trên 55 tỷ đồng.

Quỳnh Lưu_ Trần Hiếu

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !