Sai lầm khủng khiếp khi lắp điều hòa: Chạy vài ngày là hỏng, "chết sặc" tiền điện
Với tiết trời nắng nóng phát điên như này, không sai khi nói điều hòa "là thứ tồn tại duy nhất". Thế nhưng mua được chiếc điều hòa về rồi, lắp điều hòa sao cho đúng để phòng vừa mát, vừa không tốn tiền điện thì đâu phải ai cũng biết. Trong một số trường hợp, chỉ cần mắc sai lầm trong khi lắp đặt thôi cũng sẽ làm điều hòa gặp sự cố hỏng hóc, hay hóa đơn tiền điện tăng cực mạnh đó.
1. Lắp đặt điều hòa ở góc tường
Nếu định lắp điều hòa ở góc tường với suy nghĩ chúng sẽ giúp nhanh chóng giảm nhiệt và tạo không khí thoáng mát cho căn phòng thì bạn nên từ bỏ ngay. Đây là cách làm hoàn toàn sai lầm. Bởi khi lắp điều hòa ở góc tường nóng sẽ khiến điều hòa vận hành quá tải, chạy tốn điện hơn bình thường.
Thay vào đó, người dùng nên lắp máy ở những vị trí mát mẻ, thoáng đãng và nằm ở trung tâm căn phòng. Có thế, nhiệt độ trong phòng mới có thể giảm nhanh, sau đó từ từ làm mát ở các khu vực tụ nhiều hơi nóng như bề mặt tường, góc nhà.
2. Lắp điều hòa ở phần mặt tường thường xuyên có nắng chiếu
Không ít gia đình chỉ chú trọng tới vị trí lắp đặt máy lạnh mà không để ý đến chỗ đặt cục nóng điều hòa. Theo chuyên gia, lắp đặt giàn nóng điều hòa tại đúng hướng nắng là nguyên nhân hàng đầu rút ngắn ''tuổi thọ'' điều hòa và khiến hóa đơn tiền điện tăng theo cấp số nhân.
Lý do là bởi máy điều hòa sẽ làm việc quá tải khi phải tản nhiệt chiếc tường nóng trước rồi mới tới quá trình làm mát không khí trong phòng. Vì thế, bạn nên lắp điều hòa ở vị trí râm mát (hướng Bắc, Đông của nhà) - nơi ít tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng Mặt trời.
3. Lắp điều hòa quá cũ
Nhiều nhà quyết định mua điều hòa cũ để giảm bớt chi phí. Thế nhưng họ lại không biết, dùng điều hòa cũ chi phí trả tiền điện sẽ cao gấp nhiều lần do hiệu suất làm mát của máy cũ không cao, động cơ yếu. Đó là chưa kể bạn phải tốn tiền bảo trì, sửa chữa do máy đã qua sử dụng thời gian dài.
Theo các chuyên gia, điều hòa nên được thay mới sau 10 năm sử dụng. Máy mới giúp bạn giảm chi phí làm mát từ 30 - 50%, bù vào số tiền bạn bỏ ra mua mới ban đầu. Ngoài ra, máy cần được bảo trì thường xuyên, làm sạch và giữ lỗ thông khí luôn thông thoáng.
4. Lắp điều hòa chung cho cả 2 phòng
Trường hợp này khá phổ biến, bởi nhiều người nghĩ, 2 phòng diện tích nhỏ, nếu lắp một điều hòa chung, đặt ở giữa 2 phòng thì sẽ tiết kiệm được tiền mua máy điều hòa, công lắp đặt hay tiền điện.
Tuy nhiên, dùng 1 điều hòa chung cho 2 phòng thì quá trình làm mát sẽ chậm hơn, tiêu tốn nhiều tiền điện hơn.
Nguyên nhân là do các cục lạnh của điều hòa thường có dạng cánh quạt để thổi luồng không khí mát từ dàn lạnh ra bên ngoài. Khi lắp điều hòa chia đôi 2 phòng, phần gió từ cánh quạt sẽ bị cản khá nhiều bởi bức tường ngăn cách, dẫn đến lãng phí luồng gió lạnh.
5. Lắp điều hòa có công suất không phù hợp với phòng
Tùy vào thể tích, không gian phòng mà bạn nên chọn điều hòa nhiệt độ có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu phòng to mà công suất điều hòa thấp, nhiệt độ không đủ lạnh sẽ buộc máy phải làm việc liên tục, dẫn tới tốn điện, nóng máy và nhanh hỏng.
Ngược lại, nếu chọn phòng to mà công suất điều hòa thấp, nhiệt độ không đủ lạnh sẽ buộc máy phải làm việc liên tục, dẫn tới tốn điện, nóng máy và nhanh hỏng.