Sai lầm của F0 bị ho là uống thuốc giảm ho

Ho là triệu chứng khá phổ biến ở các F0 sau khi bị virus tấn công hệ hô hấp. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng trong một số trường hợp thì không nên uống thuốc ho vì ho là cách tống thải đờm, dịch cặn ra ngoài.

Hầu hết các F0 điều trị tại nhà đều không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ như: sốt, ho, mệt mỏi giống cảm cúm và không bị viêm phổi. Triệu chứng hay gặp là sốt, đau nhức, ho, hắt hơi, chảy nước mũi, mất khứu giác, mất vị giác, tiêu chảy, nôn ói, sung huyết kết mạc, chảy nước mắt.
 
PGS Phan Thu Phương – Giám đốc Trung tâm hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết có nhiều F0 cứ ho là uống thuốc giảm ho, đây là sai lầm. BS Phương cho biết khi mắc Covid-19 có thể các F0 bị ho nhưng không lạm dụng thuốc ho để giảm ho vì khi giảm ho thì đờm, dịch tiết hô hấp không thể tiết ra bên ngoài được làm tình trạng ho càng nặng hơn.

Thay vì khi bị ho lạm dụng thuốc, bác sĩ Phương khuyến cáo người bệnh nếu bị ho, ho có đờm nên học các kỹ thuật ho tống đờm ra ngoài.

Kỹ thuật ho đó là ho hữu hiệu, với kỹ thuật này thì người bệnh thở chúm môi 5 đến 10 phút để đẩy đờm từ phế nang, phế quản nhỏ ra. Sau đó, tròn miệng hà hơi từ 5 tới 10 lần với tốc độ tăng dần để đẩy đờm từ trong ra ngoài và hít thật sâu và ho hai lần để đẩy đờm ra ngoài.

Việc này cũng cần làm đúng kỹ thuật để đạt hiệu quả nhất để tống đờm dịch ra khỏi cơ thể. Thực tế, nhiều bệnh nhân bị ho khạc đờm nếu được bác sĩ làm đúng thì người bệnh khạc được đờm ra ngoài. Khi khạc đờm ra ngoài giảm ho, tăng thông khí. 

{keywords}
Ảnh minh hoạ.

 
BS Phương lưu ý các F0 điều trị tại nhà thì việc phục hồi cơ quan hô hấp rất quan trọng. Mục tiêu của phục hồi hô hấp cho bệnh nhân Covid-19 giúp cải thiện tình trạng sức khoẻ, giúp cải thiện chức năng hô hấp, tăng thông khí ở phổi, trao đổi khí ở phổi tốt hơn, giúp chức năng hô hấp tốt hơn, giảm sự mệt mỏi của bệnh nhân vì bên cạnh khó thở bệnh nhân còn các triệu chứng khác do virus gây ra.

Mục tiêu phục hồi chức năng hô hấp còn tăng phục hồi toàn cơ thể, giảm huyết khối tĩnh mạch, suy giảm về thể chất và tinh thần ở người bệnh.

Khi bị nhiễm Covid-19 tâm lý của người bệnh và người nhà hoang mang nhưng BS Phương cho rằng cần bình tĩnh vì hơn 80 % không có bệnh lý, chỉ có vài % có triệu chứng. Chỉ những người có bệnh nền đặc biệt chú ý phòng chống lây nhiễm, phải thông báo cho các cơ sở y tế để có can thiệp kịp thời. Người khoẻ mạnh có bệnh thông thường thì cũng không nên lo lắng vì bệnh không nặng mà lại nặng về suy nghĩ khiến cơ thể mệt mỏi hơn.
 
Với F0 không có triệu chứng tại nhà có thể thực hiện phục hồi chức năng hô hấp bằng các clip, tờ rơi hướng dẫn của cơ quan y tế. Lưu ý, khi phục hồi chức năng hô hấp cần thực hiện đep khẩu trang y tế, sử dụng cốc đựng đờm có nắp ngăn ngừa phát tán virus ra bên ngoài.

Khi nhiễm Covid-19 hãy coi nó là bình thường nhưng không được chủ quan vì người bệnh có thể là người lây cho người thân, cho đồng nghiệp và những người xung quanh vì vậy khi trở thành F0 bạn vẫn cần thực hiện các biện pháp gảm nguy cơ lây lan cho người xung quanh.
 
Ngoài ra, F0 đang điều trị tại nhà, nếu thấy một trong các dấu hiệu sau thì phải báo ngay cho nhân viên y tế:

- Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường, thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít.

- Nhịp thở tăng: Người lớn có nhịp thở ≥21 lần/phút; trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi: Nhịp thở: ≥40 lần/phút; trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥30 lần/phút.

- Các chỉ số sinh tồn khác bất thường như chỉ số bão hòa oxy máu giảm: SpO2 < 96%; Mạch nhanh >120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút; Huyết áp thấp: Huyết áp tối đa <90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg.

- Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu; thay đổi ý thức, lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, ly bì khó đánh thức, co giật.

- Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân. Trẻ em bú kém/giảm, ăn kém, nôn; trẻ có biểu hiện sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ, ngón tay chân sưng phù nổi ban đỏ, nốt hoặc mảng xuất huyết...

Khánh Chi 

Ai cần tiêm mũi vắc xin bổ sung, khác mũi 3 như thế nào?

Ai cần tiêm mũi vắc xin bổ sung, khác mũi 3 như thế nào?

Hiện nay các địa phương đã triển khai tiêm mũi vắc xin bổ sung và mũi vắc xin số 3 cho người dân. Việc tiêm vắc xin để đảm bảo chống lại được các biến chủng mới của virus.

Tiêm mũi 3 tác dụng phụ nặng hơn hai mũi trước?

Tiêm mũi 3 tác dụng phụ nặng hơn hai mũi trước?

Nhiều người sau khi tiêm mũi 3 vắc xin phòng Covid-19 về bị tác dụng phụ nặng hơn hai mũi trước. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định các tác dụng này hoàn toàn bình thường.

 

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Bốn thói quen buổi sáng của những người sống lâu nhất thế giới

Khởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.

Nguy cơ gia tăng căn bệnh cướp mạng sống nhiều người Việt nhất ngày nắng nóng

Tại Việt Nam, tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, hơn cả ung thư hay tai nạn giao thông. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý này trong những ngày nắng nóng.

Xếp hạng các nước có số ca bệnh tiểu đường cao nhất: Vị trí của Việt Nam

Số ca bệnh tiểu đường ở Việt Nam chiếm khoảng 6% dân số (nhóm 20 tới 79 tuổi), đứng thứ 141 trên thế giới.

Cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe cho người lao động tại Ajinomoto Việt Nam

Bên cạnh việc triển khai các dự án giúp cải thiện dinh dưỡng cho cộng đồng, Ajinomoto Việt Nam cũng chú trọng đầu tư cho các hoạt động giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của người lao động tại công ty.

Dấu hiệu đau tim xuất hiện trước một tháng

Các vấn đề về hô hấp có thể là dấu hiệu sớm cho thấy cơn đau tim sắp xảy ra.

Hy hữu ở Việt Nam: 40 năm mang cơ quan sinh dục cả nam và nữ

Người bệnh có hình thể là nữ, có buồng trứng, có âm vật và tinh hoàn ẩn ở vùng bẹn trái. Sau gần 40 năm không can thiệp, bệnh nhân bất ngờ phát hiện bị ung thư tinh hoàn.

Số ca mắc ung thư ở Việt Nam tăng, chuyên gia chỉ 5 lý do

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau bệnh tim mạch. Mỗi năm, thế giới có khoảng 19 triệu người mắc ung thư, trong đó Việt Nam là 182.000 ca.

Đang cập nhật dữ liệu !