"Rồng đất" đánh thức bãi sông, biến thành "bãi vàng"

Những con "rồng đất" đang biến những bãi sông dường như ngủ yên bao năm qua trở nên sôi động, hứa hẹn trở thành những "bãi vàng".

Dân gian thường gọi con rươi là "rồng đất" bởi hình dáng chúng hao hao giống con rồng nhưng lại sinh sống ở dưới đất. Và chính những con "rồng đất" ấy đang biến những bãi sông dường như ngủ yên bao năm qua trở nên sôi động, hứa hẹn trở thành những "bãi vàng".




Người dân vùng bãi đầu tư hệ thống thủy lợi để điều tiết nước sông, tạo thuận lợi cho con rươi sinh sống. Trong ảnh: Ông Phạm Văn Phượng đã xây dựng cống điều tiết nước ở vùng khai thác rươi xã Tam Kỳ (Kim Thành
Nhắc tới con rươi ở tỉnh ta, người ta nghĩ ngay đến xã An Thanh (Tứ Kỳ). Với giá bán có lúc tới gần nửa triệu đồng mỗi kg, con rươi đã biến vùng bãi sông hoang vu ở An Thanh thành vùng đất trù phú, làm giàu cho biết bao gia đình. Không ít người dân địa phương đã thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi vụ. Không chỉ nổi tiếng bởi con rươi, người An Thanh còn sáng tạo ra công thức khai thác vùng đất bãi rất hiệu quả, đó là trên bờ trồng chuối, dưới ruộng khai thác rươi và cáy.

Hy vọng đổi đời

Cách làm món chả rươi thơm ngon



Từng đến vùng bãi rươi An Thanh nhiều lần, tôi cứ đau đáu một câu hỏi: tỉnh ta còn nơi nào có rươi? Liệu nơi đó có cách khai thác rươi hiệu quả như ở An Thanh? Để làm được như vậy, họ cần những gì? Những ngày đi tìm hiểu ở nhiều nơi trong tỉnh đã cho tôi một kết quả bất ngờ. Cách khai thác rươi, công thức chuối + rươi + cáy ở An Thanh như một luồng gió mới thổi qua nhiều vùng bãi ở các huyện Thanh Hà, Kim Thành. Luồng gió ấy đang biến những vùng bãi ở đây thành những bãi trồng chuối, làm ruộng khai thác rươi, cáy giống như ở An Thanh. Một vùng khai thác rươi khá lớn đang hình thành theo các bãi sông, từ các xã An Thanh (Tứ Kỳ), Thanh Hồng, Vĩnh Lập, Thanh Xuân (Thanh Hà) đến Tam Kỳ, Đại Đức (Kim Thành). Các xã trên gần nhau, nằm ven các con sông lớn là sông Thái Bình, Mía, Văn Úc, Lạch Tray. Nhiều người dân vùng bãi đang hy vọng cũng được đổi đời nhờ con rươi, con cáy như những ông chủ ở An Thanh.



Vùng khai thác rươi ở xã Thanh Xuân (Thanh Hà) của 2 anh Phạm Trung Toàn và Hoàng Văn Toán có diện tích 10,8 ha. Năm nay, đến thời điểm này, hai anh đã thu được 2 tạ rươi, trị giá gần 90 triệu đồng

Từ xã An Thanh nhìn sang bên kia sông Thái Bình là xã Vĩnh Lập (Thanh Hà). Theo ông Nguyễn Văn Tranh, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lập, địa phương hiện có khoảng 30 hộ quy vùng khai thác rươi với tổng diện tích khoảng 30 ha. Có chỗ người dân quy vùng khai thác rươi được 3-4 năm, có nơi mới chỉ 1-2 năm nay. Ở thôn Tú Y, xã Vĩnh Lập, nhiều hộ chuyển đất cấy 2 vụ lúa bấp bênh sang quy vùng khai thác rươi, cáy, trồng cây.

“Năm nay, nước rươi đầu tôi thu được 1 tạ, bán với giá 430 nghìn đồng/kg. Hôm qua có người đặt mua 450 nghìn đồng/kg mà chưa có rươi bán".



Nhớ lại cách đây 2-3 năm về vùng đất bãi thôn Tú Y, tôi thấy ở đây chỉ cấy 2 vụ lúa bấp bênh, điều kiện sản xuất khá khó khăn. Giờ đây, vùng này như "thay da, đổi thịt". Nếu không có con đê và dòng sông Văn Úc, người ta cứ tưởng đây là một trang trại rộng lớn, trù phú trong nội đồng chứ không phải bãi sông. Những ô ruộng để rươi sinh sống bằng phẳng, rộng rãi. Dọc bờ ruộng có nhiều đống phân gà ủ sẵn. Bón phân gà cho ruộng là một biện pháp để người dân cải tạo đất, tạo điều kiện thuận lợi cho con rươi sinh sống. Trên bờ ruộng là những hàng chuối tây xanh ngắt. Gặp chúng tôi, anh Phạm Văn Kết hồ hởi khoe: "Vùng này nhiều rươi lắm. Khi chưa quy vùng, vào mùa rươi, người dân ùn ùn đi vớt rươi. Bây giờ tôi có vùng rươi gần 1 mẫu, năm ngoái thu hoạch được gần 1 tạ". Trên ruộng rươi của anh Phạm Văn Dũng, những lỗ rươi dày chi chít. Lỗ rươi càng nhiều, năng suất càng cao. Lứa rươi đầu tháng 10 âm lịch tới được kỳ vọng sẽ cho năng suất cao nhất cả vụ. Sinh năm 1974, anh Dũng đã từng làm nghề kinh doanh vật liệu xây dựng. Sau khi thấy khai thác con rươi hiệu quả, vốn có ruộng bãi ở thôn Tú Y, anh Dũng mua thêm đất để hình thành nên vùng nuôi rươi gần 2 ha. Anh Dũng chia thành từng ô ruộng lớn, mỗi ô ruộng dài khoảng 300 m, rộng chừng 100 m để tạo chỗ sống cho rươi. Trên bờ anh trồng chuối, đu đủ. Mặc dù mới khai thác được 2 năm nhưng vùng nuôi rươi hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao. “Năm nay, nước rươi đầu tôi thu được 1 tạ, bán với giá 430 nghìn đồng/kg. Hôm qua có người đặt mua 450 nghìn đồng/kg mà chưa có rươi bán", anh Dũng cho biết.



Những lỗ rươi chi chít trên mặt ruộng

Xóa bãi hoang

Cũng tại huyện Thanh Hà, ở triền sông Văn Úc qua xã Thanh Xuân một số hộ cũng đã quy vùng, cải tạo đất để khai thác rươi. Vùng khai thác rươi của 2 anh Phạm Trung Toàn và Hoàng Văn Toán rộng tới 10,8 ha. Hai anh quê ở xã Trường Thành, Hợp Đức (cùng huyện Thanh Hà), thấy ở Thanh Xuân có nhiều rươi nên năm 2013 đã quyết định tạo vùng khai thác rươi. Anh Toàn kể: "Trước đây vùng bãi này hoang vu, cỏ mọc ngang lưng người. Sau khi tích tụ đất đai, chúng tôi phải thuê máy xúc làm phẳng bãi sông, đầu tư các cống tiêu thoát nước, đắp bờ vùng, bón phân, trồng lúa để cải tạo đất. Đến nay, tổng đầu tư vào vùng bãi này khoảng 4 tỷ đồng. Chúng tôi đã đến xã An Thanh để học hỏi kỹ thuật khai thác rươi và tự rút kinh nghiệm trong quá trình làm". Hai anh nhanh nhẹn dẫn chúng tôi đi thăm vùng rươi. Chúng tôi lội xuống ruộng rươi, bùn nhão ngập đến cổ chân. Những lỗ rươi chi chít. Anh Toàn đào một ít đất ruộng lên, những con rươi đỏ hỏn ngoe nguẩy trong đất. Năm ngoái, vùng bãi này đã mang lại hơn 4 tạ rươi. Tuy mới là năm đầu tiên khai thác rươi nhưng với giá bán 420-450 nghìn đồng/kg, hai anh đã có tổng thu hơn 168 triệu đồng. Năm nay, đến thời điểm này, hai anh đã thu được 2 tạ rươi, tính ra tiền gần 90 triệu đồng. Đó mới chỉ là đầu vụ thu hoạch. Từ nay đến cuối năm, sẽ còn thu nhiều đợt rươi nữa. Ngoài nguồn lợi từ rươi, vùng bãi này còn sinh lợi từ con cáy, cây chuối. “Với đà này, chỉ vài năm nữa chúng tôi sẽ hoàn vốn đầu tư”, anh Toàn tự tin nói.

Theo đường chim bay, vùng rươi ở xã Tam Kỳ (Kim Thành) chỉ cách vùng rươi xã Thanh Xuân chừng 5-7 km. Ngồi trước cửa căn nhà nhỏ ở vùng bãi sông Lạch Tray, ông Phan Văn Phượng, chủ vùng rươi mới lập này đang khấp khởi hy vọng về lứa rươi sắp tới. Năm nay là vụ thu hoạch rươi đầu tiên của ông Phượng. Vốn quê ở xã Bình Dân (cùng huyện Kim Thành), nhận thấy cơ hội làm giàu từ con rươi, ông Phượng đã chung vốn với một người khác đến đây tích tụ đất đai, quy vùng, xây dựng hệ thống thủy lợi, cải tạo đất để khai thác rươi. Ông Phượng cũng học tập kỹ thuật khai thác rươi tại xã An Thanh. Ông đã đầu tư vào đây hơn 1 tỷ đồng để hình thành nên vùng khai thác rươi rộng gần 4,7 ha. “Năm nay mới bắt đầu cho thu nên nhiều khả năng chỉ được vài chục kg. Nhưng vài năm nữa, vùng này có thể thu hàng tạ rươi”, ông Phượng tính toán. Dọc triền sông Lạch Tray qua xã Đại Đức, chúng tôi thấy một số hộ dân cũng đang khẩn trương quy vùng khai thác rươi.

Với việc đầu tư khai thác quy củ hơn, con rươi đang hứa hẹn làm giàu cho người dân vùng bãi sông. Mặc dù con rươi, cách khai thác rươi tự nhiên đã có từ lâu nhưng việc quy vùng, làm hệ thống thủy lợi, cải tạo đất để khai thác rươi cho sản lượng cao hơn đang là vấn đề mới. Hiện nay, cách làm này đang mở rộng tự phát ở nhiều nơi nên còn đó bao vấn đề đặt ra cần giải quyết về kỹ thuật khai thác, đất đai, thị trường tiêu thụ... Để con rươi thực sự mang lại nguồn lợi bền vững, người khai thác rươi đang cần sự vào cuộc của các nhà khoa học, nhà quản lý để định hướng đầu tư, khai thác cho phù hợp.

Ở tỉnh ta, rươi xuất hiện nhiều tại các con sông qua các huyện Tứ Kỳ, Thanh Hà, Kim Thành, Kinh Môn. Câu “Tháng chín đôi mươi, tháng mười mồng năm” để nói tới thời điểm xuất hiện nhiều rươi trong năm. Rươi là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Các món ăn ngon làm từ rươi là chả rươi, rươi nấu măng, rươi kho nồi đất, mắm rươi...


NINH TUÂN/Báo Hải Dương

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Đang cập nhật dữ liệu !