Rào cản ngôn ngữ: Lý do khiến người Việt ở Mỹ ngại khám sức khỏe

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn và bác sĩ không nói chung một ngôn ngữ? Đó cũng là vấn đề của nhiều người Việt ở Mỹ cũng như ở các quốc gia khác. Rào cản ngôn ngữ gây ra không ít tình huống dở khóc dở cười khi đi khám bác sĩ.

Bác sĩ David Krol đến từ thành phố New York đang khám cho bệnh nhân Phong Trần ở thành phố Biloxi, tiểu bang Mississipi (Mỹ) cùng với một dịch giả người Việt, Cindy Nguyễn (trái).

Rào cản ngôn ngữ vốn đã là một trong những vấn đề nổi cộm khi đề cập đến chuyên giao tiếp giữa người Việt và người nước ngoài. Không chỉ có người Việt ở trong nước mới gặp phải chuyện bất đồng ngôn ngữ với người nước ngoài, một bộ phận người Việt định cư tại nước ngoài cũng phải đối mặt với những tình huống không kém phần khó xử. Đặc biệt là đối với người Việt ở Mỹ.

Không khó để nhìn thấy thực tế này. Ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania,Mỹ, vấn đề rào cản ngôn ngữ thường xảy ra giữa người Việt và người bản địa. Trong khi đó, dân số của thành phố này là 16.000 người.

May Beyer là một nhân viên của Tổ chức Xã hội Penn Asian Senior Services (PASSi) tại Philadelphia. Do đặc thù công việc của tổ chức này, cô thường phải làm việc với cộng đồng người Việt Nam và người Trung Quốc. Rất nhiều người trong số những người nhập cư mà cô tiếp xúc không thể nói được tiếng Anh. Cô cho biết:

“Họ có thể giao tiếp được… nhưng chỉ một vài câu rất đơn giản mà thôi. Chính vì thế, họ không thể nói rõ cho bác sĩ biết về tình trạng, cảm giác của họ ra sao”.

Rào cản ngôn ngữ đã và vẫn đang là một trong những vấn đề lớn trong cộng đồng người Việt ở Mỹ cũng như ở các quốc gia khác. Nhiều người cho biết, tiền bạc không phải là vấn đề quá khó, nhưng rào cản ngôn ngữ mới là điều khiến họ ngại đi khám.

Một số người Việt sinh sống tại nước ngoài cho rằng, họ có thể nghe, hiểu và nói chuyện bằng tiếng Anh thông dụng hàng ngày. Tuy nhiên, khi đi khám bệnh, bác sĩ thường sẽ sử dụng các thuật ngữ chuyên khoa và những bệnh nhân người Việt bắt đầu cảm thấy mù mờ. Và bởi vốn tiếng Anh không rộng nên họ chỉ có thể mô tả tình trạng của mình bằng một số câu, từ đơn giản nhất có thể. Những báo cáo mới nhất cho thấy, những bác sĩ tại Philadelphia thậm chí còn nói được tiếng Việt.

Vậy tại sao họ không thuê những phiên dịch viên để phục vụ cho việc khám và điều trị bệnh cho người Việt ở Mỹ?

Ảnh minh họa

Đây không phải một điều đơn giản và có thể làm trong một sớm một chiều. Theo Joel Davis của Doximity, một trang mạng xã hội dành cho các bác sĩ, các dịch giả y khoa hiện nay đang rất hiếm hoi. Trên cả nước Mỹ có lẽ chỉ có khoảng 7.000 người.

“Chi phí cho việc phiên dịch ngành y cũng vô cùng tốn kém. Hơn nữa, đây là một kỹ năng tương đối khó mà không phải ai cũng có thể thực hiện tốt”, Joel Davis cho biết.

Ông cũng chia sẻ thêm: “Những bác sĩ có thể nói được ngôn ngữ của bệnh thân thường có thu nhập cao hơn mức bình thường, đương nhiên, việc khám bệnh cũng thuận lợi hơn. Tuy nhiên, khi bác sĩ và bệnh nhân gặp phải rào cản ngôn ngữ và không thể hiểu nhau, việc dừng kế hoạch điều trị cho bệnh nhân đó là điều khó tránh khỏi”.

Những người Việt trẻ hoặc ở tuổi trung niên có thể sẽ thích nghi được một phần để giảm thiểu vấn đề rào cản ngôn ngữ. Tuy nhiên, đối với những người cao tuổi, tình trạng này thậm chí còn tệ hơn bởi họ thường ít khi giao lưu với người bản địa. Xung quanh họ, hầu hết là người Việt.

Mặc dù sống tại nước ngoài nhưng việc họ chỉ sinh hoạt trong cộng đồng của mình khiến cho vốn từ của những người cao tuổi này rất hạn chế. Việc đi khám bệnh cũng vì thế mà trở nên khó khăn hơn. Hầu hết người già khi đi thăm khám tại nước ngoài đều đi cùng con, cháu để được hỗ trợ.

Theo những kinh nghiệm trong nghề của mình, Beyer cho biết, mọi người thường dựa vào con cái hoặc vợ, chồng đi cùng để giúp đỡ. Tuy nhiên, phương án này cũng có không ít những bất cập khác nhau.

Ví dụ, những đứa trẻ con không thể hiểu được thuật ngữ y khoa, còn một số bệnh nhân nữ không muốn bạn tình của mình biết được là họ đã phá thay hay bị mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục.

Beyer cho biết, chính vì rào cản ngôn ngữ và những bất cập này mà cộng đồng người Việt ở Philadelphia thường bỏ qua việc khám sức khỏe định kỳ. Và điều này khiến cho những bệnh nhỏ ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Beyer nói: “Để đến khi bệnh nặng hơn, chi phí khám và chữa bệnh càng tăng thêm”.

Hiện vẫn chưa có giải pháp cụ thể nào được áp dụng để cải thiện dịch vụ thăm khám sức khỏe cho cộng đồng người Việt tại nước ngoài, và đặc biệt là người Việt ở Mỹ.

Tuy nhiên, Beyer và nhà nghiên cứu của tổ chức Doximity đều đồng tình với việc họ cần có thêm những người biết nói 2 thứ tiếng để hỗ trợ việc khám và điều trị cho những người không thể nói tiếng Anh.

Hữu Danh

Không thể sinh con, tôi có nên ly hôn chồng để quay về với tình cũ?

Không thể sinh con cho gia đình nặng tư tưởng phong kiến, tôi chìm đắm trong cuộc hôn nhân đầy nước mắt. Liệu tôi có nên ly hôn chồng để quay về với tình cũ?

Đô thị thời đại Sun Urban City: Nơi lý tưởng để ‘sống cuộc đời rực rỡ’

Ngày 24/8, lễ ra mắt dự án Đô thị thời đại Sun Urban City - “Sống cuộc đời rực rỡ” tại Nhà thi đấu tỉnh Hà Nam đã mang tới màn trình diễn nghệ thuật mãn nhãn cùng những thông tin đầu tiên về thành phố nghỉ dưỡng ngoại ô 1001 tiện ích phía nam Hà Nội.

Xem ngay kẻo lỡ: Loạt show diễn hot nhất Đà Nẵng dịp nghỉ lễ 2/9

Hàng loạt ưu đãi, trải nghiệm và show diễn đỉnh cao tại khu du lịch Sun World Ba Na Hills và “quận giải trí” Da Nang Downtown (Công viên châu Á cũ) đang chào đón du khách dịp nghỉ lễ Quốc khánh.

Đời thực sexy của Như 'chài trai' đóng phim hot nhất giờ vàng VTV

Yên Đan, nữ diễn viên sinh năm 1997 vào vai Như "chài trai" - bạn cùng phòng của Pu trong "Đi giữa trời rực rỡ" sở hữu nhan sắc và vóc dáng ấn tượng.

Hoa hậu Hà Kiều Anh lãi 900 lượng vàng trong thời gian ngắn nhờ mua bán đất

Hoa hậu Hà Kiều Anh tiết lộ tự lập khi khởi nghiệp, mua đất năm 16 tuổi, chưa bao giờ thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Phòng trọ 3m2 giá 1,8 triệu ở Hà Nội, nhiều người 'ngộp thở' khi nhìn vào

Căn phòng trọ 3m2 chỉ đủ cho một người nằm ngủ và chừa lại một lối đi nhỏ hẹp. Giá thuê căn phòng khiến nhiều người ngỡ ngàng. Tại khu nhà này, còn có những phòng trọ diện tích nhỏ hơn đã có người ở.

Đủ tuổi nghỉ hưu được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Bộ LĐ-TB&XH vừa có văn bản trả lời Sở LĐ-TB&XH tỉnh Vĩnh Phúc xung quanh vướng mắc về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Ngắm núi mây đẹp siêu thực tại ‘nóc nhà Nam bộ’

Nổi tiếng với những khoảnh khắc mây phủ đẹp siêu thực, núi Bà Đen (Tây Ninh) xứng đáng là miền tiên cảnh phải đến ít nhất một lần trong đời.

Đêm nhạc Dốc Mộng Mơ: Đan Trường, Cẩm Ly ‘nối lại tình xưa’

Cặp song ca vàng sẽ tái hợp trên sân khấu đêm nhạc Dốc Mộng Mơ ngày 1/9 tại Bản Mây - ngôi làng nhỏ trong khuôn viên khu du lịch Sun World Fansipan Legend, với những bản tình ca từng làm nên tên tuổi Đan Trường - Cẩm Ly.

Đang cập nhật dữ liệu !