Rào cản ngăn Mỹ lắp tên lửa tầm trung cho tiêm kích Ukraine

Trang bị tên lửa đối không AMRAAM cho tiêm kích Ukraine đòi hỏi nhiều chỉnh sửa phức tạp, trong khi máy bay khó tận dụng hết tính năng vũ khí.

Ba quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên hôm 7/3 cho biết giới chức nước này đang tìm hiểu liệu tên lửa đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM, vốn được thiết kế cho tiêm kích phương Tây, có thể được triển khai trên chiến đấu cơ MiG-29 theo chuẩn Liên Xô của Ukraine hay không.

Nếu thành công, đây sẽ là lần đầu Mỹ cung cấp tên lửa không đối không cho phi đội tiêm kích Ukraine. Trước đó, một số tiêm kích MiG-29 đã sử dụng tên lửa diệt radar AGM-88B HARM và bom dẫn đường tăng tầm JDAM-ER, nhưng đây đều là những mẫu vũ khí tấn công mặt đất.

Giới chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng tích hợp tên lửa đối không AMRAAM lên tiêm kích MiG-29 là công việc khó khăn hơn nhiều so với những loại vũ khí đối đất trước đó.

   

"Không rõ tiêm kích Ukraine triển khai tên lửa AGM-88B và bom JDAM-ER như thế nào, nhưng chúng đều có thể rời bệ phóng mà không cần nhiều thao tác, giúp loại bỏ nhiều rào cản kỹ thuật trong quá trình tích hợp lên MiG-29", chuyên gia quân sự Joseph Trevithick viết trên chuyên trang War Zone. "Nhưng tên lửa dẫn đường bằng radar như AMRAAM thì khác, nó đi kèm với hàng loạt thách thức mới về kỹ thuật".

Vấn đề đầu tiên là tìm cách chỉnh sửa để những chiếc MiG-29 và Su-27 Ukraine khai hỏa được tên lửa AMRAAM. "Hệ thống của Mỹ và Liên Xô khác nhau đến mức tên lửa không thể trao đổi thông tin với máy bay. Quá trình đánh giá đang ở giai đoạn tìm phương án lắp tên lửa lên máy bay, cũng như tìm cách kết nối các hệ thống của phi cơ với loại vũ khí không nằm trong thiết kế của nó", một quan chức quốc phòng Mỹ nói.

Các kỹ thuật viên Mỹ cũng phải bảo đảm quả đạn có thể rời bệ phóng mà không va chạm với máy bay trong nhiều điều kiện khí động học khác nhau.

"Ngay cả khi tích hợp được AMRAAM lên máy bay, tầm hoạt động của radar đời cũ trên tiêm kích Ukraine cũng không đủ để tận dụng năng lực của tên lửa", Trevithick nêu khó khăn tiếp theo.

Nguyên lý hoạt động của AIM-120 AMRAAM là máy bay sẽ phát hiện mục tiêu bằng radar đối không và nạp dữ liệu vào quả đạn. Sau khi rời bệ, tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính để bay tới khu vực dự đoán có mục tiêu, trước khi kích hoạt radar chủ động trên quả đạn để tìm kiếm và lao tới đích.

Một số phiên bản AMRAAM trang bị đường truyền dữ liệu, cho phép máy bay liên tục cập nhật vị trí mục tiêu trong quá trình tiếp cận, tăng khả năng bám bắt ở giai đoạn bật radar chủ động.

Đầu dò radar chủ động cho phép tên lửa ứng dụng cơ chế "bắn và quên", giúp máy bay không cần liên tục khóa mục tiêu sau khi phóng đạn và thoát ly khỏi đòn bắn trả của đối phương. Tuy nhiên, điều này hạn chế đáng kể hiệu quả chiến đấu của AMRAAM ở tầm xa, khiến tỷ lệ diệt mục tiêu thấp hơn cả tên lửa dẫn đường bằng radar bán chủ động lạc hậu hơn.

"Khó khăn lớn nhất của chúng tôi là không có tên lửa bắn và quên. Ngay cả khi sở hữu loại vũ khí này, radar của chúng tôi cũng không sở hữu tầm hoạt động như tiêm kích Nga", phi công Ukraine có biệt danh Juice thừa nhận.

Radar nguyên bản của tiêm kích MiG-29 là mẫu N019 với tầm phát hiện khoảng 80 km và bám bắt được mục tiêu ở khoảng cách 55-60 km. Thông số này chưa tận dụng hết tính năng tên lửa dẫn đường R-27R ra đời từ thời Liên Xô, vốn có tầm bắn khoảng 75 km.

Trong khi đó, quân đội Nga từng cho biết tiêm kích Su-35S đã phát hiện và bắn hạ biên đội chiến đấu cơ Ukraine từ khoảng cách 200 km.

  

Tiiêm kích MiG-29 Ukraine phóng tên lửa AGM-88B trong video đăng hồi tháng 8/2022. Video: Twitter/KpsZSU.


Chưa rõ Mỹ đang nghiên cứu tích hợp phiên bản nào của dòng AIM-120 lên tiêm kích MiG-29 Ukraine. Biến thể AIM-120C-5 xuất khẩu rộng rãi cho đồng minh của Mỹ có tầm bắn khoảng 105 km, trong khi mẫu AIM-120B trang bị trên hệ thống phòng không NASAMS đã chuyển cho Ukraine có tầm bắn 50 km nếu khai hỏa từ máy bay và 30 km khi phóng từ mặt đất.

Một phương án được đề xuất là sử dụng dữ liệu mục tiêu từ cảm biến ngoài tiêm kích, như radar của hệ thống NASAMS và Patriot, để dẫn đường cho tên lửa AMRAAM.

Tuy nhiên, phương án này khó trở thành hiện thực, vì đòi hỏi nhiều chỉnh sửa trên hệ thống điện tử và thiết kế buồng lái của máy bay. Tính năng chia sẻ dữ liệu cũng chỉ được trang bị trên những mẫu AMRAAM tối tân, khiến Mỹ ngần ngại chuyển giao chúng cho Ukraine.

Washington cũng có thể trang bị radar phương Tây cho tiêm kích MiG-29 của Kiev. Giải pháp này yêu cầu lắp đặt nhiều thiết bị trong buồng lái và thân máy bay, đồng thời mất nhiều thời gian triển khai. "Tích hợp tên lửa đối không hiện đại lên tiêm kích đời cũ là quá trình rất lâu, tốn kém và phức tạp", phi công Juice thừa nhận.

Theo VNEXPRESS

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !