Quảng Ngãi: Dân phút chốc thành tỉ phú, lãnh đạo vẫn lo đói

"Thấy có tiền nhiều nên người dân chi tiêu, mua sắm rất phung phí… Vì vậy, dù tiền đền bù không hề ít nhưng nguy cơ đói nghèo vẫn chực chờ"
Ngày 9-12, UBND huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức chi trả tiền đền bù cho các hộ dân ở xã Sơn Long có đất nằm trong khu vực xây dựng thủy điện Đắkdrinh. 164 hộ dân được đền bù tổng cộng 69 tỉ đồng. Hộ nhận nhiều nhất trên 2 tỉ đồng, hộ ít nhất 200 triệu đồng

Chực chờ giật tiền

Ngay từ đầu giờ chiều 9-12, nhiều chủ nợ đã tập trung trước trụ sở UBND huyện Sơn Tây để chờ những người dân từng mượn tiền của họ mua xe máy, điện thoại hay tivi… nhận tiền đền bù ra nhằm đòi “nóng”. Tuy nhiên, không như ở 2 lần trả tiền đền bù trước, việc hỗn chiến giành giật tiền giữa người dân và chủ nợ đã không xảy ra. Hơn 70 chiến sĩ công an, dân quân tự vệ được điều động đến bảo vệ và hộ tống người dân về tận nhà.
Quảng Ngãi: Dân phút chốc thành tỉ phú, lãnh đạo vẫn lo đói - ảnh 1
Một người dân vừa nhận tiền đền bù được một chiến sĩ hộ tống về tận nhà

Thượng tá Đinh Quang Ven, Trưởng Công an huyện Sơn Tây, cho biết trước khi chi trả tiền đền bù, công an đã rà soát các trường hợp có tranh chấp, mua bán đất, vay mượn... và giải quyết ngay để ngăn chặn việc giành giật tiền đền bù. Do đó, ở buổi trả tiền đền bù lần này, người dân không phải rơi vào cảnh tiền cầm chưa ấm tay đã mất trắng.

Ông Đinh Văn Hoan cho biết: “Gia đình tôi có mượn hơn 10 triệu đồng để mua tivi và sắm sửa ít đồ trong nhà khi hay tin sẽ nhận được tiền đền bù đất. Mượn tiền thì khi có tiền sẽ trả thôi nhưng chủ nợ lại tới tận nơi giật hết tiền. Giờ thì an tâm rồi, có cán bộ bảo vệ”.

Cũng tại buổi chi trả này, công an phát hiện một số trường hợp có dấu hiệu ăn chặn, cho vay nặng lãi lừa người dân ở xã Sơn Long. Trong đó, 1 chủ nợ cho mượn 25 triệu đồng nhưng đòi trả cả gốc lẫn lãi đến 80 triệu đồng.

Ăn nhậu, mua xe tay ga

Ông Phạm Hồng Khuyến, Chủ tịch UBND xã Sơn Long, cho biết nhận tiền đền bù từ dự án thủy điện Đắkdrinh lần này ở xã Sơn Long có 164 hộ với số tiền trên 69 tỉ đồng. Hộ nhận nhiều nhất trên 2 tỉ đồng, hộ ít nhất 200 triệu đồng.
Quảng Ngãi: Dân phút chốc thành tỉ phú, lãnh đạo vẫn lo đói - ảnh 2
Sau khi nhận tiền đền bù, người dân xã Sơn Long được công an, dân quân hộ tống về tận nhà

Theo ông Khuyến, dù tiền đền bù mỗi hộ dân nhận được khá nhiều nhưng việc giữ tiền, chi tiêu sao cho hợp lý là chuyện nan giải. Vì sợ người dân tiêu hết tiền, công an huyện, xã đã đi vận động từng người nên gửi tiền vào ngân hàng để tiết kiệm, lo cho những ngày không có đất sản xuất. Tuy vậy, ít người nghe theo lời khuyên.

“Phần lớn các hộ nhận tiền đền bù là người Cadong, nhận thức còn hạn chế, rất dễ bị kẻ xấu lừa gạt. Hơn nữa, thấy có tiền nhiều nên người dân chi tiêu, mua sắm rất phung phí… Vì vậy, dù tiền đền bù không hề ít nhưng nguy cơ đói nghèo vẫn chực chờ” - ông Khuyến lo lắng.

Lo ngại của ông Khuyến là có cơ sở khi trước đó, nhiều hộ dân ở các xã Sơn Liên, Sơn Dung của huyện Sơn Tây sau khi nhận tiền đền bù đã bắt đầu hưởng thụ. Nhiều gia đình tổ chức ăn nhậu thâu đêm suốt sáng. Nhiều chiếc xe tay ga trị giá cả trăm triệu đồng được người dân mua về. Trong khi đó, việc mua đất, trâu bò để canh tác; nhà cửa để ổn định cuộc sống hầu như không ai quan tâm.

Cầm tiền tỉ nhưng coi chừng đói

Dự án thủy điện Đắkdrinh nằm ở huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) và Kong Plong(Kon Tum). Có hơn 600 hộ dân ở huyện Sơn Tây bị ảnh hưởng dự án. Trongđó, số hộ phải di dời khỏi nơi ở cũ là gần 200.

Ông Đinh Kà Để, Bí thư Huyện ủy Sơn Tây, cho biết toàn huyện có khoảng570 ha đất bị ngập trong vùng lòng hồ thủy điện Đắkdrinh nên diện tíchđất sản xuất của huyện bị hao hụt rất nhiều. Trong khi đó, có tiền,nhiều người dân bắt đầu tiêu xài lãng phí và không chịu đi làm.

“Từ khi nhận tiền đền bù, cuộc sống của hàng ngàn đồng bào Cadong thayđổi. Thế nhưng, kèm theo đó là bao hệ lụy khi người dân không còn đấtsản xuất, không còn lên rừng, lên rẫy nữa... Họ cầm tiền tỉ nhưng lạiđứng trước nguy cơ thiếu ăn, thiếu mặc” - ông Để trăn trở.

Dự án thủy điện Đắkdrinh khởi công vào tháng 1-2011, công suất 125 MW,tổng mức đầu tư 3.423 tỉ đồng. Theo kế hoạch, tổ máy 1 sẽ phát điện vàotháng 9-2013 và đến tháng 12-2013 sẽ phát điện tổ máy 2. Tuy nhiên, đếnnay vẫn chưa có tổ máy nào vận hành.

Theo Tử Trực/Người lao động

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !