Quán trà đá cũng “nóng” chuyện thu phí

Ngồi trà đá vỉa hè Hà Nội, bất kể thông tin gì cũng đều trở thành chủ đề bàn luận rôm rả. Chuyện thu phí giao thông xôn xao trong những ngày qua cũng không phải là một ngoại lệ.

Quán trà đá cũng “nóng” chuyện thu phí

Đầu giờ chiều, quán trà đá của bà chủ Huyền phố Hoàng Văn Thụ đã khá đông khách. Một bác xe ôm, vài bác trí thức đã về hưu, mấy anh công nhân tranh thủ nghỉ trưa, một vị trung tuổi thành đạt ngồi uống nước chờ rửa xe…

Ngày cuối tuần nhưng xe máy, ô tô vẫn phóng vù vù. Đường lởm chởm những ổ gà, ổ voi, bụi bay tứ tung, người ta vẫn gọi vui là “con đường cát bụi”. Để không hít phải khí bụi, bà chủ quán lúc nào cũng đeo khẩu trang kín mặt.

“Chẳng đường sá giao thông đã có chuyển biến gì nhưng gần đây chỉ liên tục thu thuế này, phí nọ. Nhà tôi đang có hai xe máy, tới đây lại mất thêm vài trăm nghìn mỗi năm tiền phí. Tôi về hưu rồi, có khi cả tuần chỉ đi xe một lần nhưng cũng phải nộp phí như những người đi nhiều", ông Thọ thờ dài nói.

Tỏ ra không hài lòng, anh công nhân không ngần ngại đáp lời: “Bác về hưu còn có lương hưu, dù sao vài trăm cũng chẳng đáng ngại. Còn chúng em phận làm công nhân, bán mồ hôi lấy tiền. Cuộc sống khó khăn vất vả lắm, nhưng cũng có được miễn giảm đồng phí nào đâu”.

Loại phí họ đang bàn là phí bảo trì đường bộ sẽ được áp dụng từ 1/6 tới đây. Tuy chỉ một vài trăm mỗi năm nhưng cũng là cả một vấn đề đối với người nông dân, người lao động chân chính. Quanh năm họ chỉ biết lo kiếm tiền để trang trải cuộc sống hàng ngày, rồi lo chuyện học hành của con cái, thêm vào đó viện phí, điện nước xăng dầu lại cứ tăng vùn vụt. Giờ lại thêm khoản phí này, phí kia, không khó khăn mới lạ.

Quán trà đá cũng “nóng” chuyện thu phí

Cuộc sống của người dân sẽ càng thêm khó khăn vì các khoản phí. Ảnh LD

Bác xe ôm thấy vậy cũng than phiền: Nghề chúng em lãi giả lỗ thật. Cả nhà trông chờ vào chiếc xe ôm, vậy mà đủ các loại thuế phí đổ lên đầu. Xăng liên tục tăng giá, phí liên tục thu. Giá xe ôm lên, khách lại kêu ca rồi không đi nữa. Ngày kiếm được vài chục nhưng mỗi năm phải nộp phí vài trăm nghìn, khác gì làm không công…

Trầm tư suy nghĩ một hồi, cuối cùng vị trung niên có ô tô ngồi đây cũng lên tiếng. Vị này bảo do đặc thù công việc nên mới phải mua xe. Chi phí “nuôi” chiếc ô tô mỗi tháng cũng phải hết dăm bảy triệu. Sắp tới mỗi năm mất thêm vài trăm, rồi tới nữa lại mất thêm hàng chục triệu nếu phí lưu hành phương tiện và phí đi vào nội đô giờ cao điểm ban hành.

“Kinh tế khó khăn, làm ăn bết bát. Từ ngày có các loại phí giao thông xuất hiện, tôi đã rao bán xe cả tháng nay nhưng người ta trả rẻ quá nên đành phải giữ lại” – vị này bày tỏ.

Xem ra trường hợp này cũng không phải hiếm gặp. Trên các diễn đàn về ô tô gần đây số lượng người rao bán xe đã tăng hơn hẳn. Để tiết kiệm chi phí, họ đành bán ô tô để chuyển sang đi xe máy. Nhưng lượng người rao bán thành công không nhiều, vì người mua thường trả xe với mức giá rất rẻ.

Thấy không khí rôm rả, bà chủ quán kéo chiếc khăn bịt mặt xuống cằm, nói vài câu vui vẻ: “Cũng may ông Bộ trưởng quên mất xe đạp nên không đánh phí. Hay các bác cũng bán xe máy đi xe đạp như em cho lành, vừa giảm chi phí lại vừa khỏe người”.

Tại hai lần đăng đàn trả lời báo chí mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng không ngần ngại nói thẳng: “Chẳng ai là người muốn đóng phí cả. Nhưng tôi cho rằng đóng phí thể hiện lòng yêu nước, đóng phí để đường sá trở nên tốt hơn thì cũng là việc nên làm”.

Nhiều ý kiến cho rằng việc việc thu phí nhằm mục đích hạn chế phương tiện cá nhân sẽ phải xem xét phù hợp với điều kiện VN. Nhưng chẳng ai nhắc đến chuyện bán ô tô, bán xe máy để chọn xe buýt làm phương tiện thay thế. Nhắc đến xe buýt người ta lại ngán ngẩm vì cảnh đông đúc, xô đẩy, bất tiện vì điểm chờ xe buýt quá xa… Vả lại nóng ngóng biết đâu lại bị nhà xe mắng chửi, rồi thượng cẳng chân, hạ cẳng tay cũng chẳng đùa.

Nguyễn Dũng

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !