Vụ Hè Thu 2014, xã Phước Mỹ, TP. Quy Nhơn (Bình Định) đưa vào sản xuất 165/168ha lúa theo kế hoạch đề ra, 3 ha ruộng còn lại không gieo sạ được do Hồ Long Mỹ không đảm bảo nước cung cấp
Theo đó, 100% diện tích gieo sạ đều sản xuất lúa lai, trong đó xã thực hiện 2 cánh đồng mẫu lớn rộng 57 ha tại cánh đồng thôn Mỹ Lợi và Thanh Long. Đến thời điểm này, lúa đại trà đã bước vào giai đoạn đòng lớn, mút đòng và trổ. Tuy nhiên, do nắng nóng gay gắt kéo dài nên tình hình hạn hán xảy ra trên diện rộng gần 1 tháng nay, hiện xã đang gồng mình chống hạn cứu lúa.
Từ trước đến nay, Hồ Long Mỹ ở thôn Long Thành, xã Phước Mỹ phục vụ nước tưới cho khoảng 90 ha lúa và một số diện tích sản xuất hoa màu của 2 thôn Long Thành và Thanh Long. Phần diện tích còn lại ở thôn Mỹ Lợi, xã Phước Mỹ và một số vùng của thôn Thanh Long được tận dụng từ nguồn nước ở các đập và nước bơm của Trạm bơm Mỹ Lợi từ dưới dòng sông Hà Thanh. Tuy vậy, vụ Hè Thu năm nay, nắng nóng gay gắt và kéo dài nên lượng nước chứa ở hồ Long Mỹ do Xí nghiệp 4 thuộc Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định quản lý, hiện hồ chỉ còn trữ lượng nước chưa tới 600.000 m3, do vậy lượng nước thiếu trầm trọng.
Ngày 15.7, ông Cao Minh Thi – Chủ tịch UBND xã Phước Mỹ cho biết: Trước tình hình nước Hồ Long Mỹ không đảm bảo nước tưới cho diện tích sản xuất lúa của địa phương, UBND xã đã thành lập nhiều tổ công tác để triển khai chống hạn. Theo đó, các tổ công tác đã tiến hành rà soát lại các diện tích lúa Hè Thu đã gieo sạ, đối với những vùng chân cao, gác nước thì loại bỏ; xã ưu tiên tập trung cho khoanh vùng đối với những vùng ruộng có khả năng cứu được. Theo đó, xã Phước Mỹ đã khoanh vùng để chống hạn, cứu khoảng 164 ha lúa, trong đó có diện tích sản xuất lúa của 2 cánh đồng mẫu lớn. 1 ha lúa còn lại thuộc diện ruộng chân cao không đảm bảo nguồn nước tưới đành loại bỏ, lúa đã bị chết cháy.
Trước tình hình khô hạn, UBND xã Phước Mỹ đã nhiều lần làm việc với Xí nghiệp 4 để bàn biện pháp ưu tiên cho tưới đảm bảo diện tích sản xuất lúa của xã Phước Mỹ. Trong đó, xã phối hợp với Xí nghiệp 4 tiến hành đắp đập Ông Mẫn, thôn Thanh Long và dùng 2 máy bơm đường ống 150 mm để bơm nước tưới cho lúa. Bên cạnh đó, Xí nghiệp 4 cũng đã điều tiết, hạn chế lại lượng nước tưới và tưới luân phiên cho những diện tích đã khoanh vùng để chống hạn, cứu lúa.
Song song đó, UBND xã Phước Mỹ đã hợp đồng với các đơn vị dùng xe đào, xe múc tiến hành đào ao sâu giữa dòng sông Hà Thanh tại bến Tỵ, thôn Mỹ Lợi rộng khoảng 200 m2 để lấy nước bơm. Đồng thời xã cho di dời một máy bơm đường ống 200 mm từ Trạm bơm Mỹ Lợi xuống tại Bến Tỵ, mặc khác xã đã cho kéo điện 3 pha mới đảm bảo nguồn điện phục vụ cho máy bơm bơm nước. Máy bơm hoạt động liên tục 24/24 giờ để bơm nước cứu gần 50 ha lúa tại thôn Mỹ Lợi.
Còn tại thôn Thanh Long, xã đã rà soát lại các giếng đóng, sau đó khoang giếng để tập trung cứu những diện tích lúa có thể cứu được, không khoang đóng giếng dàn trãi. Đồng thời xã tận dụng nguồn nước ngầm của đập Bến Xe, thôn Thanh Long và lượng nước rất ít của Hồ Long Mỹ đưa vào đập Bến Xe để bơm tưới cho lúa vụ Hè Thu.
“Công tác chống hạn của địa phương sẽ kéo dài từ đây cho đến khi lúa thu hoạch khoảng 1 tháng nữa. Tổng kinh phí cho việc triển khai các hoạt động chống hạn cứu lúa gần 150 triệu đồng, xã sử dụng từ nguồn kinh phí cấp bù thủy lợi cấp cho địa phương năm 2014 và huy động từ các nguồn khác. Bên cạnh đó, xã đã vận dụng các văn bản chỉ đạo của tỉnh như hỗ trợ đào ao, đóng khoang giếng để tập trung cho công tác chống hạn. Ngoài ra, toàn xã Phước Mỹ có 1.771 hộ dân, nhưng do nắng hạn kéo dài nên hiện nay hầu hết các hộ dân ở xã Phước Mỹ đều thiếu nước sinh hoạt rất trầm trọng. Xã đang khẩn trương tiến hành thống kê để xây dựng phương án, cơ chế hỗ trợ theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh. Công tác chống hạn đang được chính quyền địa phương triển khai quyết liệt, song kinh phí của xã có hạn nên kiến nghị cấp trên sớm cấp kinh phí chống hạn kịp thời cho địa phương để tập trung chống hạn hiệu quả.” – ông Cao Minh Thi nói./.
Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.
Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.
Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.
Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.
Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.