Phúc thẩm Vinalines: Bộ GTVT khẳng định ụ nổi 83M không phải tàu biển
Bị cáo Phúc cho rằng chỉ nhớ có ký vào báo cáo để trình Bộ GTVT để xin ý kiến của Bộ cho nhập khẩu ụ nổi 83M.
Trả lời luật sư Thiệp về việc bị cáo khai mang tiền đến nhà cho Mai Văn Phúc 10 tỷ thì bị cáo có biết địa chỉ ngôi nhà đó ở đâu, ngôi nhà đó thế nào, bị cáo Sơn nói: “Bây giờ tòa có xe tôi sẽ đưa đến đúng khu vực nhà anh Phúc ở Làng quốc tế Thăng Long, còn chính xác số nhà thì lâu rồi tôi không nhớ".
Tại tòa bị cáo Mai Văn Khang chỉ thừa nhận đã ký nháy vào báo cáo của đoàn khảo sát khi sang Nga kiểm tra ụ nổi 83M và mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.
10h20', trả lời HĐXX về việc ký vào biên bản báo cáo khảo sát ụ nổi, bị cáo Trần Hữu Chiều khai việc ký vào biên bản ghi nhớ để báo cáo cấp trên theo nhiệm vụ để cấp trên tiếp tục có ý kiến chỉ đạo có mua ụ nổi hay không.
Bị cáo Lê Văn Dương mong HĐXX xem xét giảm tội cho bị cáo vì bị cáo chỉ tham gia 1 phần rất nhỏ trong việc mua ụ nổi 83M, sau khi mua ụ nổi xong thì chi phí để sửa chữa ụ nổi là do Vinalines làm bị cáo không liên quan.
10h39’, luật sư Trần Hồng Phúc hỏi bị cáo Trần Hữu Chiều: Khi Vinalines gửi văn bản hỏi Tổng cụ hải quan về tuổi thọ của ụ nổi nhưng không có văn bản trả lời?
Luật sư Phúc hỏi bị cáo Lê Văn Dương: Với tư cách là đăng kiểm viên thì bị cáo khẳng định ụ nổi 83M có phải là tàu không? Bị cáo Dương đề nghị, Bộ giao thông cần mở cuộc hội thảo để xem ụ nổi 83M có phải là tàu biển không. Hiện Bộ giao thông đã có 3 văn bản trả lời ụ nổi 83M không phải là tàu biển.
Tại Tòa, đại diện Bộ GTVT đã khẳng định Bộ này đã gửi văn bản trả lời cho Tòa về việc ụ nổi 83M có phải là ụ nổi hay không. Trước thông tin này luật sư Trần Hồng Phúc đề nghị HĐXX công bố văn bản trả lời của Bộ GTVT.
Ông Trần Thái Sơn, đại diện Bộ Tài chính cũng khẳng định hải quan đã làm đúng quy trình trong việc nhập khẩu ụ nổi 83M. "Chúng tôi đã kết luận hải quan không sai, còn quyền kết luận sai hay không là do HĐXX".
Ông Trần Thái Sơn cho biết: muốn biết trị giá thật của ụ nổi 83M hiện nay là bao nhiêu tiền thì phải lập hội đồng định giá mới biết được.
Trả lời luật sư Nguyễn Chiến về việc hải quan Vân Phong có phải chịu trách nhiệm sau khi nhập khẩu ụ nổi không, bị cáo Trần Hữu Chiều nói: Sau khi nhập khẩu ụ nổi về thì Vinalines phải bỏ tiền ra chi phí neo đậu, sửa chữa ụ nổi... và Hải quan Vân Phong không phải chịu trách nhiệm về chi phí này.
Tại Tòa, bị cáo Huỳnh Hữu Đức, Lê Văn Lừng, nguyên cán bộ hải quan Vân Phong đề nghị HĐXX xem xét giảm tội cho bị cáo và xem xét miễn trách nhiệm dân sự mà tòa sơ thẩm đã tuyên buộc mỗi bị cáo phải bồi thường 9 tỷ đồng.
11h07’, Chủ tọa phiên tòa, thẩm phán Nguyễn Văn Sơn đã công bố 3 văn bản trả lời của Bộ GTVT về việc ụ nổi 83M có phải là tàu biển hay không. “Tòa đã nhận được công văn của Bộ GTVT trả lời ông Lê Văn Dương: “Bộ Giao thông cũng xác định ụ nổi không phải là tàu biển”. Và việc Hải quan Vân Phong không phân loại ụ nổi 83M không phải là tàu biển là đúng quy định. Tuy nhiên, Luật hàng hải Việt Nam lại quy định khi xác định ụ nổi thì cần phải tuân thủ theo một số quy định giống như tàu biển để nhập khẩu, về vấn đề này thì HĐXX sẽ xem xét trách nhiệm của các bị cáo nguyên là cán bộ hải quan Vân Phong".
Bị cáo Mai Văn Khang khai, việc bảo dưỡng ụ nổi được thực hiện liên tục.
Vị đại diện Cục đăng kiểm trình bày anh Dương được cử đi giám định kỹ thuật ụ nổi 83M, tàu mà quá 15 tuổi thì không được nhập khẩu. Việc kiểm tra hiện trường là do đăng kiểm hiện trường thực hiện. Tuy nhiên, HĐXX hỏi lại Cục đưang kiểm, việc 3 máy phát điện nhưng 2 máy bị hỏng nhưng cán bộ đăng kiểm lại kết luận máy phát điện hoạt động bình thường là không phù hợp.
Bị cáo Lê Văn Dương khai, bị cáo không được xem báo cáo của đoàn khảo sát của Vinalines sau khi sang Nga.
Bị cáo Trần Hữu Chiều cho rằng báo cáo của đoàn khảo sát về ụ nổi 83M có 1 số nội dung không đúng thực tế.
Đại diện Bộ Tài chính cũng khẳng định hải quan Khánh Hòa không sai. Thủ tục hải quan về nguyên tắc ụ nổi không phải là tàu biển theo công ước HF. Còn theo luật hàng hải Việt Nam thì coi ụ nổi là tàu biển, ụ nổi đã tuổi 42 tuổi thì theo quy định của Nghị định 49 của Chính phủ chỉ gắn với khâu không được đăng ký đăng kiểm sau này. Về trách nhiệm không đăng ký đăng kiểm được là do trách nhiệm của Vinalines, chứ không thuộc trách nhiệm của hải quan. Theo công ước quốc tế thì gọi đây là ụ nổi theo quốc tế, phải theo nguyên tắc của quốc tế trên 100 nước do Chủ tịc nước ký 2000. Do vậy, hải quan không sai.
12h10', tòa kết thúc phiên xử buổi sáng, 14h chiều nay phiên tòa tiếp tục.