“Phụ trách phải chịu trách nhiệm không phải có tiêu cực lại đẩy cho Bộ GD&ĐT"
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có những lưu ý quan trọng cơ quan chủ quản các cơ sở giáo dục ĐH và các cơ sở giáo dục ĐH thực hiện tự chủ.
Bộ trưởng cho biết, Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện dự thảo sửa đổi nghị định số 138, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục để sớm trình Chính phủ ban hành. Chúng ta phải nghiêm để một mặt khuyến khích các trường làm tốt, nhưng đồng thời cũng phải răn đe, có chế tài xử phạt nghiêm các trường làm không tốt.
Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ |
Bộ GD&ĐT tập trung chức năng, nhiệm vụ về pháp chế, tăng cường rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế, ban hành văn bản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các trường, đảm bảo chặt chẽ để quản lý chất lượng; đồng thời tích cực hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, xử lý nếu có vi phạm.
Bộ trưởng giao nhiệm vụ cho các đơn vị chức năng của Bộ hướng dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng bộ cơ sở dữ liệu chuẩn về giáo dục ĐH quốc gia. Trên cơ sở chuẩn cơ sở dữ liệu thì chuẩn kết nối; từ điều kiện đảm bảo chất lượng, chất lượng đầu ra, tất cả các chỉ số của một cơ sở giáo dục ĐH phải được công khai, qua đó xã hội và các bên liên quan giám sát.
Cùng với đó là chỉ đạo các trường tăng cường đảm bảo và kiểm định chất lượng. Một mặt tự chủ nhưng phải giải trình thông qua kiểm định. Công khai cơ sở dữ liệu thì phương thức nhưng vẫn phải kiểm định để xem chất lượng của ngành, của trường đang ở đâu so với cái chuẩn tối thiếu.
Làm được như vậy các cán bộ viên chức cũng nhìn thấy mình đang ở đâu để hạn chế góc khuất. Ngoài ra cũng phải tăng cường chất lượng và trách nhiệm giải trình của các trung tâm kiểm định chất lượng chứ không phải cứ đi kiểm định người khác mà mình thì không ai kiểm định, không ai giải trình.
Tiếp theo là tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, xử phạt. Hiện nay rất ít trường chú trọng công tác thanh tra, pháp chế. Tự chủ đại học tiến tới phải minh bạch, nếu không minh bạch pháp chế rất khó phát triểm. Đội ngũ thanh tra phải đủ mạnh để chủ động rà soát, khắc phục các vấn đề tron nhà trường. Chúng ta quản lý theo quy định và phải có thanh tra giám sát chứ không chờ thanh tra cấp trên.
Với các cơ quan chủ quản, Bộ trưởng có 3 lưu ý. Khẳng định vẫn thực hiện chế độ chủ quản, nhưng theo một cách rất khác, Bộ trưởng làm rõ: Chủ quản trước đây nặng về tính hành chính, coi ĐH, trường ĐH như đơn vị trực thuộc giống như các đơn vị khác, áp các quy định về tổ chức bộ máy, nhân sự, các chế độ khác… Nhưng nay, các cơ sở giáo dục ĐH trực thuộc bộ ngành, hay địa phương phải thực hiện theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH và Nghị định 99.
Trước hết, lãnh đạo các bộ ngành, địa phương trực tiếp phụ trách mảng này phải chủ động, đây là trách nhiệm phân công theo Luật, theo phân công của Chính phủ, chứ không phải “làm hộ” Bộ GD&ĐT;
Các trường ĐH theo quy định trên địa bàn, UBND tỉnh thành phố công nhận chỉ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng thì phải có trách nhiệm trong quản lý chứ không phải khi có vấn đề tiêu cực xảy ra lại đẩy cho Bộ GD&ĐT. Vấn đề này phải minh bạch, trách nhiệm đến đâu phải thực hiện đến đó.
Liên quan đến các cơ quan chủ quản được Bộ trưởng nhấn mạnh là chỉ đạo kiện toàn Hội đồng trường; trong đó, có việc cử đại diện đủ năng lực, trách nhiệm để tham gia Hội đồng trường. Việc bầu được đúng người người làm Chủ tịch Hội đồng trường, quy chế tổ chức hoạt động nhà trường, các công việc liên quan đến trách nhiệm quyền hạn của Hội đồng trường thì cơ quan chủ quản phải có trách nhiệm. Khi có được Hội đồng trường đủ năng lực, đủ trách nhiệm sẽ đại diện được tốt cho cơ quan chủ quản.
Theo Bộ trưởng phải tăng cường kiểm tra, giám sát nội bộ. Những vấn đề xảy ra trong nhà trường, trước hết nhà trường phải tự phát hiện ra, sau đó là cơ quan chủ quản phải phát hiện và xử lý, sau đó mới đến cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có Bộ GD&ĐT.
Với những nhóm việc này, cơ quan chủ quản phải chủ động. Đây là trách nhiệm chứ không phải yêu cầu của Bộ GD&ĐT. Bộ GD&ĐT có trách nhiệm để phối hợp cùng các cơ quan thực hiện.