Phụ nữ cần hai giỏi, sao đàn ông chỉ cần một!

Hằng năm, chị Q. nhận tờ giấy chứng nhận của công đoàn cơ quan “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” mà lòng chẳng vui. Lúc ấy, câu hỏi trong đầu chị lại bật ra: “Đàn ông thì sức dài vai rộng hơn phụ nữ. Tại sao phụ nữ thì có hai giỏi, đàn ông chỉ cần một giỏi?”
Người dân ở hẻm 40 đường Ấp Bắc, phường 13, quận Tân Bình thường chứng kiến cảnh chồng chị Q. tối tối lại đập đồ trong nhà kèm theo lớn tiếng: “Cô làm gì mà giờ này mới về?”.

Chị Q. làm ở một kênh truyền hình, giờ cao điểm của việc viết tin, bài thường vào khoảng 5 giờ chiều. Khi xong hết bài vở, về đến nhà thì đã 7, 8 giờ tối. Hôm nào trực khuya thì phải 12 giờ đêm mới về. Chuyện đón con đang học mẫu giáo tan trường mỗi chiều, cho con ăn tối, lau nhà… thường phải do chồng chị đảm trách. Những hôm không trực, về đến nhà chị lao vào bếp nấu ăn, rửa chén, tranh thủ chơi với con và cho con ngủ. Và rồi vợ chồng chị thường xuyên hục hặc về chuyện công việc quan trọng hơn hay gia đình quan trọng hơn.

Hằng năm, chị Q. nhận tờ giấy chứng nhận của công đoàn cơ quan “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” mà lòng chẳng vui. Lúc ấy, câu hỏi trong đầu chị lại bật ra: “Đàn ông thì sức dài vai rộng hơn phụ nữ. Tại sao phụ nữ thì có hai giỏi, đàn ông chỉ cần một giỏi?”. Chị Q. nói thầm trong năm 2012 vừa rồi, TP.HCM có gần 220.000 phụ nữ đoạt danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, không biết có ai đắng lòng như mình không.

Trong chuyên mục “Mỗi tuần một chuyện” của tạp chí Thế Giới Văn Hóa, bà Tôn Nữ Thị Ninh cho rằng đã đến lúc cần xem lại khẩu hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Đây là thứ “chân lý” đã trói buộc phụ nữ bao đời nay, đòi hỏi trách nhiệm và hy sinh quá nhiều ở phụ nữ.

Phụ nữ cần hai giỏi, sao đàn ông chỉ cần một! - ảnh 1
Nam giới cần chia sẻ gánh nặng việc nhà với phụ nữ. Trong ảnh: Những người giúp việc gia đình, trong đó có cả nam giới thuộc Công ty An Tâm.

Phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động từ năm 1989, đến nay đã 24 năm. Năm 2010, Tổng Liên đoàn Lao động có phát động phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ công nhân viên chức, lao động và nhận được nhiều ý kiến cho rằng cần xem lại tính bình đẳng giới của phong trào này.

PGS-TS Hoàng Bá Thịnh đã từng có ý kiến: “Phong trào này cổ vũ chị em phấn đấu trong hoạt động xã hội nhưng cũng phải làm tròn bổn phận người vợ, người mẹ trong gia đình. Nói cách khác, để đoạt được danh hiệu hai giỏi, vừa phải nỗ lực vươn lên, vừa làm tròn việc nhà, việc nước... Tôi cho rằng phong trào này rất bất bình đẳng giới. Vì phong trào này không yêu cầu nam giới phải giỏi việc nước, đảm việc nhà như phụ nữ. Vì vậy, phong trào hai giỏi phải có thông điệp Cán bộ, công chức giỏi việc nước, đảm việc nhà thay cho phong trào thi đua chỉ dành cho phụ nữ”.

Một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật Bình đẳng giới là nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Điều 33 của luật này cũng quy định gia đình phải có trách nhiệm giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình.

Theo Pháp luật TP.HCM

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !