Phụ huynh e dè với vắc xin mới, bác sĩ lo ngay ngáy

Từ cuối tháng 12 khi nhiều thông tin trái chiều về vắc xin 5 trong 1 mới đưa vào sử dụng Combe Five khiến nhiều trẻ phải nhập viện sau tiêm chủng thậm chí có trẻ tử vong sau khi tiêm chủng khiến nhiều bà mẹ lo lắng.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh khám cho bệnh nhi

Lo lắng dịch bệnh

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1 các phản ứng sau tiêm chủng hoàn toàn bình thường, cha mẹ không nên quá lo lắng bởi không tiêm vắc xin thì dịch bệnh càng xảy ra nhanh và nhiều hơn. Điều này khiến bác sĩ lo ngay ngáy.

Bác sĩ Khanh cho biết hiện nay dịch sởi đang có xu hướng gia tăng và trong số đó đều là trẻ chưa tiêm phòng sởi có 70% trẻ dưới 9 tháng tuổi chưa đến tuổi tiêm còn lại thì trẻ đến tuổi nhưng cha mẹ không cho đi tiêm.

Hay như bệnh ho gà, bác sĩ Khanh lo lắng  nếu bài trừ vắc xin, e dè các phản ứng sau tiêm chủng mà không đưa trẻ đi tiêm vắc xin combe five thì nguy cơ dịch ho gà có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đây là bệnh nằm trong chương trình tiêm chủng quốc gia khi bé được 2-3-4 tháng tuổi và nhắc lại lúc 18 tháng.

Các biến chứng nguy hiểm có thể là viêm não và viêm phổi. Ngoài ra, trẻ có thể bị xuất huyết võng mạc và suy hô hấp hay một số biến chứng như rối loạn nước điện giải, bội nhiễm các vi khuẩn khác, lồng ruột, thoát vị, sa trực tràng. Trường hợp nặng có thể gặp vỡ phế nang, tràn khí trung thất hoặc tràn khí màng phổi, trẻ có thể tử vong nhanh chính vì thế cách tốt nhất là tiêm phòng vắc xin.

Vắc xin cứu hàng triệu người mỗi năm

Theo bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Ngoan – Phòng tiêm chủng, Bệnh viện An Việt cho biết vắc xin đã giúp hàng triệu trẻ nhỏ thoát khỏi các bệnh truyền nhiễm hàng năm.

Theo bác sĩ Ngoan tầm quan trọng của tiêm vắc xin, vắc xin là thành tựu vô cùng quan trọng, vắc xin ra đời cứu hàng triệu trẻ em trên thế giới trong phòng chống bệnh cả ở trẻ em và người lớn.

Bác sĩ Ngoan tư vấn cho các mẹ trước khi tiêm chủng

Bác sĩ Ngoan chia sẻ nếu ngày trước khi chưa có vắc xin, bệnh đậu mùa hàng năm cướp đi cuộc sống khoảng 2,5 triệu trẻ em trên thế giới. Tuy nhiên, từ khi có vắc xin ra đời tỷ lệ giảm và đến năm 1997 không ghi nhận trường hợp nào đậu mùa nữa. Hay đối với dịch sởi, trước kia cũng có khoảng hơn 2 triệu trẻ tử vong mỗi năm liên quan tới bệnh sởi. Nhưng khi có vắc xin phòng sởi thì tỷ lệ này giảm xuống rất là nhiều còn khoảng trên 100 nghìn trẻ. Vắc xin đã làm giảm tỷ lệ tử vong các bệnh truyền nhiễm.

Trong chương trình tiêm chủng mở rộng có một số vắc xin bắt buộc phải tiêm như mũi lao, bạch hầu, bại liệt ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib, viêm não Nhật Bản, sởi, rubella, một số nơi có dịch có thể tiêm phòng tả và thương hàn.

Ngoài ra, bác sĩ Ngoan cho biết có một số loại vắc xin không có trong chương trình tiêm chủng mở rộng thì có thể tiêm vắc xin như viêm não mô cầu, viêm gan C, mũi Sởi – Quai bị, rubella, phòng phế cầu, viêm gan A, phòng thủy đậu, phòng tiêu chảy do vi rút rota…

Bác sĩ Ngoan lưu ý với cha mẹ trẻ, trước và sau khi tiêm  cha mẹ trẻ cần thông báo tình hình sức khỏe của trẻ 3 ngày gần nhất như viêm mũi, sốt, rối loạn tiêu hóa, cân nặng khi sinh của trẻ, trẻ có mắc các bệnh nhiễm trùng mãn tính không. Cha mẹ trẻ phải mang theo sổ tiêm chủng cho trẻ để bác sĩ cập nhật tình hình trẻ tiêm chủng. Hiện nay, có phần mềm mã tiêm chủng cho trẻ tuy nhiên một số nơi chưa cập nhật rõ ràng. Chính vì thế, cha mẹ nên mang sổ tiêm chủng của trẻ vì bác sĩ không thể tiêm cho trẻ khi không rõ bé đã tiêm gì.

Sau tiêm chủng bé phải theo dõi sau 30 phút tại phòng tiêm, và bố mẹ theo dõi trẻ 24h. chăm sóc trẻ sau tiêm bằng cách cho uống nhiều nước.

Đặc biệt, bác sĩ Ngoan nhấn mạnh cha mẹ tuyệt đối không bôi bất cứ thuốc gì, loại gì lên vết tiêm. Có một số vắc xin có thành phần làm vùng tiêm sưng đỏ nhưng không can thiệp gì. Trẻ sốt thì hạ sốt, chườm mát nếu sốt dưới 38 độ. Tiêm phòng rota có thể trẻ nôn và tiêu chảy nhưng cha mẹ nên theo dõi nếu trẻ khóc, sốt cao, li bì, bỏ bú thì nên đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất.

Với trẻ bình thường đi tiêm chủng bác sĩ thường ưu tiên tiêm chủng vắc xin trong mùa dịch ví dụ như dịch sởi, dịch cúm, dịch viêm não…Tuy nhiên, hiện nay các phòng tiêm chủng thường được nhắc để bố mẹ các cháu nhớ đến tiêm.

Ngọc Tuân

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

Đang cập nhật dữ liệu !