Phóng viên nhập vai điều tra thế nào để không bị hành hung?

Nhà báo bị hành hung là do nghiệp vụ điều tra không tốt; một số nhà báo có động cơ vụ lợi vừa đi vừa đánh trống khua chiêng "tôi đang điều tra anh đây", rồi hạnh họe hoặc vòi vĩnh khiến đối tượng bức xúc ra tay.
Phóng viên nhập vai điều tra thế nào để không bị hành hung? - ảnh 1

Nhà báo Doãn Hoàng - Báo Lao động bị đánh dập ngón tay hôm 23/3 tại quận Hoàng Mai


Liên tiếp nhà báo bị hành hung

Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra sự việc phóng viên, nhà báo bị hành hung trong quá trình tác nghiệp.

Mới đây nhất vào chiều ngày 26/3, PV Quang Tới, báo Bảo vệ Pháp luật trong quá trình đi tác nghiệp xác minh thông tin liên quan tới việc nạo vét luồng tại địa phận Sông Cầu tại tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang đã bất ngờ bị kẻ xấu tấn công.

Thời điểm trên, sau khi nghi nhận tình hình tại huyện Yên Dũng, Bắc Giang, PV Quang Tới tiếp tục sang địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh để ghi lại cảnh nạo vét luồng lạch. Đến khoảng 16h30, anh Quang Tới cùng một đồng nghiệp vào quán cà phê 111 trên đường Nguyễn Gia Thiều, TP Bắc Ninh uống nước. Lúc này, bất ngờ anh Tới bị nhóm người gồm 2 nữ, 1 nam lao vào đánh. Sau đó, các đối tượng đã lên chiếc xe biển kiểm soát 36A1- 8641 bỏ đi, đồng thời buông lời thách thức phóng viên.

Ngày 23/3, trong quá trình tác nghiệp trên địa bàn quận Hoàng Mai (Hà Nội), nhà báo Đỗ Doãn Hoàng (Báo Lao động) đã bị 3 đối tượng lạ mặt hành chặn xe, hành hung dã man.

Sáng 18/3, phóng viên Quang Hải, báo điện tử VTC News được Tòa soạn phân công tác nghiệp, phản ánh tình trạng dừng, đỗ phương tiện cơ giới lấn chiếm vỉa hè, lòng đường trên phố Láng Hạ, đoạn trước cửa nhà hàng Queen Bee (số 20 phố Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội). Tại đây, phóng viên này đã bị 3 nhân viên nhà hàng Queen Bee hành hung, giam giữ trái pháp luật. Sau đó nhóm người này giật điện thoại và xóa hết tư liệu mà phóng viên ghi nhận được.

Trước đó, chiều 8/6/2015, hai phóng viên báo Giao Thông là Linh Hoàng và Vĩnh Phú đang tác nghiệp tại một quán cà phê gần khu vực cầu Tăng Long (phường Long Trường, quận 9, TP HCM) thì bất ngờ bị một nhóm côn đồ lạ mặt hành hung. Nhóm người này đã cướp thiết bị quay hình và đánh đấm túi bụi, buộc hai phóng viên phải bỏ chạy ra bờ sông cách đó 500 mét. Sau khi bị đánh đến chấn thương, 2 phóng viên đã chạy thoát được nhờ sự trợ giúp của bà con gần đó.

Do nhà báo non nghề?

Trao đổi về điều này, nhà báo Ngô Chí Tùng, nguyên phó ban thời sự Báo Lao động, Phó Tổng biên tập báo Thời báo Tài chính cho rằng: Qua quan sát một số vụ hành hung nhà báo cho thấy có 2 lý do dẫn đến việc bị hành hung. Thứ nhất, nghiệp vụ điều tra của nhà báo không tốt, bị lộ khi điều tra đối tượng nên bị đối tượng hành hung. Đó là chưa kể đến có một số nhà báo có động cơ vụ lợi vừa đi vừa đánh trống khua chiêng "tôi đang điều tra anh đây", rồi hạnh họe hoặc vòi vĩnh dẫn đến đối tượng bức xúc nên ra tay.  Thứ nữa, rất nhiều nhà báo, đặc biệt là các bạn mới vào nghề, ảo tưởng sức mạnh của mình, có những hành động không phù hợp khiến đối tượng bức xúc.

Là người có nhiều năm viết phóng sự điều tra với 3 lần đạt giải báo chí quốc gia, nhà báo Chí Tùng cho rằng nguyên tắc số 1 của phóng viên điều tra đó là sự hiểu biết về pháp luật. Nếu không hiểu luật, không hoạt động, không tác nghiệp theo luật thì chính phóng viên có thể vi phạm pháp luật.

“Nguyên tắc thứ 2 đó là phóng viên phải có cái tâm, cái tâm ở đây là sự công bằng, trong sáng, không vì động cơ vụ lợi cá nhân để lái cuộc điều tra theo hướng có lợi cho bản thân vì thế người phóng viên phải khách quan. Nguyên tắc thứ 3 đó là sự nhạy cảm đối với sự việc, phát hiện sự việc và lường trước được sự tác động của bài viết của mình sẽ tác động như thế nào đến với đối tượng được phản ánh. Và nguyên tắc cuối cùng đó là sự nhân văn của nhà báo”- nhà báo Chí Tùng nhấn mạnh.

Theo nhà báo Chí Tùng, trong suốt quá trình tác nghiệp ông không bao giờ cho phép mình gài bẫy đối tượng, bởi việc làm này là vi phạm đạo đức của người làm báo và vi phạm pháp luật, phóng viên không được phép làm.

Tuy nhiên, nhà báo Chí Tùng cũng cho rằng, phóng viên điều tra khá nguy hiểm song ông chưa từng bị đánh bao giờ. Lý giải cho điều này, theo nhà báo Chí Tùng thì phóng viên cần phải có cái tâm thực sự trong sáng. Họ phải biết giấu mình và nắm thật chắc tài liệu, nghiên cứu kỹ vấn đề, nghiên cứu kỹ đối tượng điều tra. Đủ tài liệu rồi khi ấy phóng viên cần kiểm chứng 1 lần nữa bằng việc thực địa (có thể xuất hiện đàng hoàng với tư cách nhà báo với đầy đủ giấy tờ từ thẻ nhà báo lẫn giấy giới thiệu của cơ quan cử đến làm việc).

“Khi làm việc không được dồn ép, đe dọa đối tượng, nếu họ có sai thì cũng luôn gợi mở cho họ phương án khắc phục và sẵn lòng lắng nghe ý kiến của họ,luôn tỏ thái độ hợp tác với họ thì không bao giờ bị đánh. Khi viết bài, phải tôn trọng sự thật, không bịa đặt, không nói quá, ngôn từ phải nhân văn nếu làm được điều đó, người bị phê phán chắc chắn tâm phục khẩu phục” – nhà báo Chí Tùng nhấn mạnh.

Ngoài ra, theo nhà báo Chí Tùng thì nếu phóng viên  không bao giờ nhận bất thứ quà cáp gì của đối tượng thì chắc chắn sẽ không bao giờ bị gài bẫy.

Hải Phong

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !