Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn

Gần trưa, hơn chục nồi cơm điện loại lớn chạy hết công suất, nhộn nhạo những tiếng gọi “bán cho 2.000, 5.000, 10.000 đồng, 1 ký,… cơm trắng" từ những khách hàng chủ yếu là... người nghèo.

Đó là không khí mua bán cơm trắng ở đường Nguyễn Thông (gần ga Sài Sòn, Q.3, TP.HCM) - được gọi là phố cơm trắng của người nghèo, có “tuổi đời” hơn 10 năm. Những hàng cơm trắng bày bán bên vỉa hè nườm nượp khách mua.

Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn - ảnh 1
Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn - ảnh 2
Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn - ảnh 3

Phố bán cơm không (cơm trắng) chủ yếu phục vụ người nghèo trên đường Nguyễn Thông, Q.3, TP.HCM.

Phố cơm trắng ra đời gần ga vì nơi đây là điểm đến đầu tiên của những người tỉnh lẻ vào Sài Gòn kiếm sống. Từ đây, xuất hiện các khu nhà trọ tồi tàn cho khách xuống tàu đang bỡ ngỡ chưa biết đi về đâu. Nơi đây tập trung nhiều người lao động đủ ngành nghề, nhu cầu sinh hoạt, ăn uống của họ cũng đơn giản, phù hợp túi tiền. Không màu mè thức ăn, gia vị, đôi khi họ chỉ cần ít cơm trắng, dưa, cà muối cũng xong một bữa.

Người bán cơm không cần thuê mặt bằng, chỉ mấy bình ga, vài cái nồi cơm điện loại 5kg, che dù bên vỉa hè là có thể bán được. Ngoài cơm trắng, vài quán bán thêm dưa, cà muối, nước mắm trong bao ny-lon.

Quán chị Nguyễn Thị Thanh Nga, bán cơm ký ở đường Nguyễn Thông 13 năm nay, khách vào mua liên tục, 3 người làm mà không kịp. Chị cho biết: “Khách đến mua cơm trắng đủ mọi thành phần, không chỉ người vô gia cư, lao động nghèo, sinh viên mà còn có người có điều kiện, dân văn phòng, gia đình không tiện nấu. Cơm loại thường bán với giá 8.000 đồng/ký, cơm ngon thì 10.000 đồng. Mỗi ký cơm tôi lãi khoảng 500 - 1.000 đồng, lấy công làm lời thôi. Thời đại này còn khối người nghèo khổ, họ làm việc vất vả mà ăn uống lại rất kham khổ, nhiều người ăn dè dặt để tiền gửi về quê nuôi con”.

Chị Nguyễn Bích Hồng, cho biết bán ở đây hơn 12 năm, mỗi ngày gần 500kg cơm trắng. “Một ký gạo nấu thành 2 ký cơm, gạo ở đây chỉ 12.000 đồng/kg bởi chủ yếu dân nghèo, thường muốn ăn no, rẻ chứ không cần ngon. Nhiều lúc giá cả leo thang, tăng chút tiền cơm thấy xót cho người nghèo lắm. Bao nhiêu năm nay tôi chứng kiến nhiều cảnh đời éo le. Làm nghề này chúng tôi không mơ ước giàu sang”, chị Hồng chia sẻ.

Ông Trần Xuân Lợi, chạy xe ôm ở đường CMT8 vừa mua mấy bịch cơm, chia sẻ: “Nhờ mấy quán bán cơm trắng này mà anh em chạy xem ôm chúng tôi tiết kiệm được ít tiền để nuôi gia đình”. Còn sinh viên Phạm Ngọc Linh, vừa mua 10.000 đồng tiền cơm, cho biết: “Các bạn cùng phòng đang chờ em mang cơm về, chủ khu trọ của em không cho nấu. Nhà đứa nào cũng nghèo cả, chi phí học hành, sinh hoạt ngốn gần hết tiền cha mẹ gửi nên dè sẻn. Mua ít cơm, thêm dưa cà, rau là đủ bữa, chứ 3 đứa vào quán cơm cũng mất gần 50.000 đồng”.

Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn - ảnh 4
Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn - ảnh 5
Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn - ảnh 6

Các em sinh viên xa nhà mua cơm trắng phần để tiết kiệm, phần vì chủ nhà trọ không cho nấu ăn.

Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn - ảnh 7
Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn - ảnh 8
Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn - ảnh 9
Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn - ảnh 10
Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn - ảnh 11
Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn - ảnh 12

Người chạy xe ôm, bán vé số... mua cơm trắng để ăn qua ngày. Đối với họ, bữa ăn cốt để no chứ không cần ngon.

Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn - ảnh 13
Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn - ảnh 14

Chị Nguyễn Thị Thanh Nga bán cơm trắng và cà pháo, dưa muối. Chị cho biết, người nghèo đến mua 2.000 cơm trắng, 2.000 cà pháo là ăn đủ bữa.

Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn - ảnh 15
Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn - ảnh 16
Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn - ảnh 17

Có người gắn bó ở phố cơm trắng này hơn 15 năm, chứng kiến nhiều cảnh đời éo le nên đối với họ, bám cơm trắng không cốt để làm giàu.

Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn - ảnh 18
Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn - ảnh 19
Phố chỉ bán cơm không ở Sài Gòn - ảnh 20

Một quán ở đây bán khoảng 500kg cơm trắng/ngày, mỗi kg cơm họ lãi 1.000 đồng chưa trừ các chi phí nhân công, điện nước.

Lê Quân

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !