Phó BT huyện Mường Lát và cuộc "cách mạng" đưa người chết vào... quan tài

Đưa người chết vào quan tài là việc hết sức đơn giản nhưng đối với người Mông ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa) thì việc này như một cuộc cách mạng bởi đó là hủ tục tồn tại từ lâu đời của đồng bào Mông nơi đây.

Ông Lâu Minh Pó - Phó Bí thư huyện Mường Lát (Thanh Hóa) với cuộc "cách mạng" đưa người chết vào quan tài.

Không dám đi qua nghĩa địa

Nằm cách trung tâm TP Thanh Hóa 250km về phía Tây là huyện biên giới Mường Lát, đây được xem là huyện khó khăn nhất của tỉnh Thanh Hóa cũng như cả nước.

Trước đây người H’Mông (người Mông) ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa) vẫn giữ hủ tục khi có người chết thì để treo trong nhà từ 5 đến 7 ngày sau mới làm đám tang và chôn cất.

Nhưng những năm gần đây, hủ tục này đã có nhiều thay đổi. Sự thay đổi này được người dân Mường Lát ví như cuộc "cách mạng" mà vai trò chính đảm nhiệm cuộc "cách mạng" này chính là ông Lâu Minh Pó - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Lát.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình người Mông có 6 anh chị em ở bản Pha Đén, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, ông Lâu Minh Pó ngay từ nhỏ đã được tham dự nhiều đám tang với những hủ tục của dân tộc mình, ông mong muốn có một ngày sẽ thay đổi những hủ tục đó.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Pó kể về những đám tang và những lần đi qua nghĩa địa của người Mông là những lần khiếp sợ mỗi khi nhắc về nó.

Ông Pó cho biết: “Theo tục lệ của người Mông nơi đây thì mỗi khi trong nhà có người mất, bà con thường để lên cáng tre treo ở trong nhà từ 5-7 ngày sau đó mới làm đám tang và đưa đi chôn cất. Mỗi khi trong thôn, bản có người chết, vì thời gian để trong nhà quá lâu, nên xác người chết bắt đầu phân hủy, bốc mùi rất nặng.

Hồi đó, chỉ cần trong bản có người chết là ai cũng biết vì mùi rất nặng, mùi này gây ô nhiễm. Mỗi khi có người chết là từ đầu bản đến cuối bản đều bị ô nhiễm bởi mùi người chết đang phân hủy nặng, nhất là vào những ngày hè trời nắng thì mùi còn nồng nặc hơn.

Tôi cũng là người không sợ, nhưng hồi đó hễ là nghĩa địa của người Mông là không bao giờ dám đi qua vì nó quá ô nhiễm”.

Đám tang của người Mông rất tốn kém khi phải làm thịt nhiều vật nuôi (Ảnh: Tư liệu)

Gồng mình trả nợ sau đám tang

Việc tổ chức đám tang kéo dài từ 5-7 ngày kéo theo nhiều hệ lụy như việc ăn uống, làm lễ tang của người Mông vô cùng tốn kém. Chính vì vậy, sau khi tổ chức xong đám tang có nhiều gia đình đã nợ hàng chục triệu đồng.

Theo phong tục của người Mông, mỗi khi trong nhà có bố hoặc mẹ chết thì mỗi người con trai trong gia đình phải làm thịt 1 con bò, 1 con lợn và rất nhiều con gà để làm ma mời anh em họ hàng, những người đến giúp việc, người đến viếng ăn uống.

Không chỉ vậy, người con trai phải sắm thêm một bộ quần áo mới cho người mất.

“Người Mông chúng tôi rất đoàn kết trong việc giúp đỡ lẫn nhau, nếu như nhà ai có người mất thì cả bản đến giúp, những bản khác trong xã khi nghe tin họ cũng đến viếng và người đến viếng thì đều được gia chủ mời lại ăn uống từ ngày này qua ngày khác nên cần phải làm nhiều bò, lợn, gà và mỗi đám tang  ít nhất phải có 80 lít rượu. Mỗi lần có đám là tốn rất nhiều tiền bạc, khiến gia đình lâm vào cảnh nợ nần và phải gồng mình lên để trả nợ những ngày sau đó”, ông Pó chia sẻ.

Trước đó đám tang của người Mông được treo trong nhà từ 5-7 ngày (Ảnh: Tư liệu)

Đến cuộc "cách mạng" đưa người chết vào quan tài

 Ông Pó nhớ lại, khi học xong ngành sư phạm, ông được phân công về dạy học ở Pù Nhi từ những năm 1995-1996, ngay lúc này ông đã có ý tưởng xóa bỏ hủ tục tang ma của người Mông bởi những hủ tục lạc hậu từ đời này sang đời khác. Nhưng vì lúc đó chưa đủ sức thuyết phục đối với mọi người nên ông đã không thực hiện được.

"Tôi đi nhiều nơi và cũng từng tham dự nhiều đám tang của các dân tộc khác thấy họ đều thực hiện rất văn minh như đưa người chết vào quan tài và không để lâu trong nhà, nhờ đó nên thôn, bản của họ được giữ gìn được vệ sinh sạch sẽ.

Nhưng đến khi ông chú tôi là Lâu Chứ Dơ ở Pù Nhi mất vào tháng 3/2013. Lúc này bố tôi gọi điện thông báo cho tôi và tôi đã bảo với ông là sẽ thực hiện đám tang theo nếp sống mới đó là đưa chú vào quan tài.

Lúc ấy là cuộc đấu tranh tư tưởng khi 2 bố con tranh cãi nhau qua điện thoại rất lâu nhưng tôi quyết tâm bảo phải thực hiện theo cái mới” ông Pó kể lại.

Ông Pó nhớ lại, để thuyết phục được gia đình, dòng họ và những cụ cao niên là cả 1 vấn đề, mọi người lúc đó bảo làm thế là trái với đạo lý tổ tiên và phản đối gay gắt cũng như cho rằng nếu đưa vào quan tài thì kín quá người chết sẽ không lấy được thịt lợn, gà, bò mang đi.

“Đưa người chết vào quan tài là việc hết sức đơn giản nhưng đối với người Mông nơi đây thì việc này rất khó thực hiện nhưng tôi kiên quyết nếu ai không đồng ý thì không cho đến đám tang nên mới thực hiện được.

Để thực hiện được việc này, tôi phải nhờ đến chính quyền xã, cấp ủy Đảng, nhất là vận động các già làng, trưởng bản, đồng thời nhờ những người trẻ tuyên truyền cho bà con để họ hiểu và tin tưởng, ủng hộ”, ông Pó chia sẻ thêm.

“Khi đó việc vận động rất khó khăn ban đầu thì chỉ dòng họ Lâu chúng tôi thực hiện nhưng sau đó được các trưởng bản, Bí thư Chi bộ và chính quyền địa phương hết sức ủng hộ và tuyên truyền cho dân bản hiểu được cái mới để thực hiện nên nhiều dòng họ cam kết thực hiện”, ông Pó cho hay.

Người Mông với phong tục sống ở lưng chừng núi

Ở Mường Lát, người Mông sinh sống ở 41 bản, làng tại 6 xã và thường sinh sống ở lưng chừng núi, các triền sông, suối, đồi và ở sâu trong rừng.

Ở Pù Nhi, đến thời điểm hiện tại đã có 7 trên 8 dòng họ đã thực hiện theo cái mới là đưa người chết vào quan tài là họ Lâu, Hơ, Sung, Vàng, Thao…

Đến thời điểm hiện tại đã có gần 100 đám tang của người Mông được thực hiện theo quy định mới, thay vì để người chết treo trong nhà từ 5-7 ngày thì bây giờ, nhiều gia đình có người chết đã đưa thi thể vào quan tài và đám tang đã rút ngắn xuống còn 2-3 ngày, cũng như đã bỏ được 1 số hủ tục không cần thiết.

Trần Nghị

Tiến sĩ Tân Nhàn trẻ đẹp tuổi 42, vợ chồng Lã Thanh Huyền tình tứ

Tiến sĩ, ca sĩ Tân Nhàn trẻ đẹp tuổi 42. Vợ chồng diễn viên Lã Thanh Huyền tình tứ trời Tây.

Một thời ở hẻm 'Năm Cam', trai khó lấy được vợ nơi khác, gái không thể gả đi xa

Một thời, sống trong con hẻm là nơi ở của trùm giang hồ Năm Cam, người dân lương thiện gặp nhiều phiền toái, khó khăn. Họ bị hiểu lầm, kỳ thị. Nhưng nay, mọi thứ đã đổi thay.

Điểm hẹn du lịch miền Bắc Việt Nam những ngày đẹp nhất năm

Miền Bắc đang bước vào mùa đẹp nhất năm với những trải nghiệm du lịch lôi cuốn. Nếu bạn đang tìm một kỳ nghỉ thu đông thú vị, hãy cân nhắc Hạ Long và Sa Pa, 2 điểm đến lọt top thịnh hành nhất thế giới năm 2024 do TripAdvisor bình chọn.

Thức uống từ mãng cầu được giới trẻ yêu thích

Quả mãng cầu, hay còn gọi là quả na hoặc mãng cầu xiêm, vốn là loại quả nổi tiếng với giới trẻ bởi những món uống cực hot như trà mãng cầu, sinh tố mãng cầu... Đây còn là loại quả chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú.

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Cảnh lạ ở hẻm ‘nhà thùng’ TPHCM: Trăm năm ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược

Hẻm "nhà thùng", có từ thời Pháp thuộc như ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược với một bên là dãy nhà cao cửa rộng trong khi phía đối diện là những căn nhà bé tí, lụp xụp rộng chưa đầy 10m2.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

BAT Việt Nam hoàn thành mục tiêu khoanh nuôi 120ha rừng ngập mặn Cà Mau

Công ty British American Tobacco (BAT) Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã hoàn thành dự án hợp tác trồng rừng giai đoạn 2022 - 2024. Một trong các mục tiêu là chuyển hóa 120ha bãi bồi thành rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Du khách hào hứng với loạt trải nghiệm tại Sun KraftBeer Festival 2024

Dù đã qua mùa hè cao điểm, nhưng mỗi ngày Sun World Ba Na Hills vẫn thu hút hàng nghìn du khách đến với Lễ hội bia tươi và ẩm thực Sun KraftBeer 2024.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Đang cập nhật dữ liệu !