Phát hiện thú vị về loài cá kiếm 100 triệu tuổi ở Úc
Hai du khách người Canada là Gary và Barbara Flewelling đã phát hiện ra hóa thạch sinh vật răng nhọn vào hồi tháng 10 tại khu vực tìm kiếm hóa thạch của địa phương.
Bà Flewelling cho biết: "Chúng tôi không tới đây đã lâu. Qua các lớp đá vôi, chúng tôi chỉ thấy hình cái đuôi. Tiếp sau phiến đá đó, chúng tôi tìm thấy tất cả các đốt sống và xương sườn, gần như là hoàn hảo."
Loài thằn lằn cá có tên là "Fang", 100 năm triệu tuổi, xuất hiện từ thời kỳ kỷ Phấn trắng sớm. Ông Flewelling nói nó giống như Fang và đây là điều khiến hai vợ chồng trở lại.
"Chúng tôi đã từng nghiên cứu hóa chất và đá saphia, chúng tôi tìm thấy viên đá saphia to bự. Điều này còn thú vị hơn những mỏ đá quý."
Hóa thạch 'có một không hai'
Theo Tiến sĩ Patrick Smith của bảo tàng hóa thạch Kronosaurus Korner, các loài cá kiếm này cực kì hiếm. Chúng sử dụng răng của mình để ăn thịt các loài cá nhỏ hơn hoặc động vật không xương.
Các hóa thạch hiện đang được trưng bày tại bảo tàng, nhưng Tiến sĩ Smith cho biết nó sẽ được trưng bày trong những tháng tới sau khi các nhà khoa học đã kiểm tra xong.
Để hoàn thiện nghiên cứu này, các nhà khoa học sẽ phải mô tả đầy đủ cuộc giải phẫu bởi hình dạng của nó không còn được nguyên vẹn và cần phân biệt với các loài khác.
Khách du lịch là chìa khóa làm nên thành công của bảo tàng
Gần một nửa bảo tàng Queensland phía tây bắc được phát hiện bởi khách du lịch và các tình nguyện viên.
"Đây là lý do vì sao chúng tôi cho các khách du lịch vào cửa miễn phí khu tìm kiếm hóa thạch để có thể nghiên cứu như các nhà khoa học."
Bảo tàng đã sẵn sàng cho cuộc nghiên cứu vĩ đại tiếp theo.
Năm 2017, các nhóm tình nguyện viên của bảo tàng Kronosaurus Korner sẽ làm việc để tìm kiếm chi thằn lằn cổ.
Ông Smith cho biết: "Thằn lằn cổ có hình dạng cơ thể của một con rùa nhưng có phần đầu và cổ giống con rắn. Chúng tôi sẽ cố gắng tìm kiếm chúng trong tháng 7."
Theo VTC News