Phật giáo Hàn Quốc tham dự lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn 2019 tại Đà Nẵng

Tại lễ hội Quán Thế Âm 19/2 – Ngũ Hành Sơn 2019 sẽ diễn ra chương trình giao lưu “Truyền thống văn hóa Phật giáo Việt Nam – Hàn Quốc” vào sáng 23/3; trình diễn nghi lễ NabiIum – một Di sản văn hóa phi vật thể của Hàn Quốc và nghi lễ cầu siêu, thiền võ đạo, múa Phật giáo Hàn Quốc!

Ngày 20/3, bà Nguyễn Thị Anh Thi, Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn, Trưởng ban tổ chức lễ hội Quán Thế Âm 19/2 – Ngũ Hành Sơn cho hay, lễ hội năm nay sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/3, (tức 17, 18 và 19/2 năm Kỷ Hợi). Lễ chính của lễ hội là lễ vía Đức Bồ tát Quán Thế Âm sẽ tổ chức ngày 24/3 (nhằm ngày 19/2 âm lịch) tại khuôn viên chùa Quán Thế Âm.

Đông đảo người dân, du khách cùng tín đồ Phật giáo trong và ngoài nước tham dự lễ hội Quán Thế Âm(quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng). Ảnh: Thanh Lài

Theo bà Nguyễn Thị Anh Thi, lễ hội Quán Thế Âm 19/2 – Ngũ Hành Sơn 2019 diễn ra trong bối cảnh đặc biệt. Bởi đây là lễ hội đầu tiên được tổ chức sau khi danh thắng Ngũ Hành Sơn được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt và lễ đón bằng xếp hạng vừa diễn ra ngày 20/01/2019.

Do vậy, ngoài các nghi lễ Phật giáo, lễ hội năm nay sẽ có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao phụ trợ như biểu diễn trống hội, múa Trình tường; ra mắt đặc san Diệu âm lễ hội Quán Thế Âm 19/2; triển lãm tranh ảnh, thư pháp, thư họa, tranh ảnh du lịch và thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, tranh ảnh chủ đề “Thiền”; mở cửa tham quan Bảo tàng văn hóa Phật giáo; hô hát bài chòi Quân khu V; lễ tế xuân cầu quốc thái dân an; lễ tế Thạch nghệ Tổ sư; lễ dâng hương tưởng niệm Huyền Trân Công chúa, biểu diễn võ thuật dân tộc, đua thuyền, hội cờ làng…

“Nét mới của lễ hội Quán Thế Âm 19/2 - Ngũ Hành Sơn 2019 là sẽ có sự tham dự của các đoàn đại biểu Phật giáo Hàn Quốc. Vì vậy, cùng với các hoạt động quốc tế như triển lãm ảnh thánh tích Phật giáo Ấn Độ, biểu diễn thư pháp nghệ thuật Nhật Bản, nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản... thì đặc biệt tại lễ hội năm nay sẽ trình diễn nghi lễ NabiIum – một di sản văn hóa phi vật thể của Hàn Quốc.” – Bà Nguyễn Thị Anh Thi cho hay.

Đáng chú ý, bà Nguyễn Thị Anh Thi cho biết, trong khuôn khổ lễ hội năm nay sẽ diễn ra chương trình giao lưu “Truyền thống văn hóa Phật giáo Việt Nam – Hàn Quốc” vào sáng 23/3 tại chùa Quán Thế Âm nhằm giới thiệu tổng quan văn hóa Phật giáo Việt Nam và Hàn Quốc; giới thiệu những nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc qua ngôn ngữ Phật giáo, pháp phục Phật giáo, kiến trúc Phật giáo và việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Phật giáo; giới thiệu những kinh nghiệm, bài học và định hướng cơ bản để tăng cường vai trò của Phật giáo trong thời đại toàn cầu hóa, giao lưu, hội nhập quốc tế…

“Cùng với giới thiệu những nét đặc trưng văn hóa Phật giáo Việt Nam và Hàn Quốc nhằm tăng cường sự hiểu biết về văn hóa  Phật giáo nói riêng, văn hóa dân tộc nói chung để thúc đẩy, mở ra cơ hội giao lưu, hợp tác về văn hóa Phật giáo, hoạt động nhân đạo…, góp phần củng cố, tăng cường tình đoàn kết, hợp tác, ngoại giao nhân dân giữa hai nước thì chương trình giao lưu Phật giáo Việt – Nam còn góp phần làm cho lễ hội Quán Thế Âm – Ngũ Hành Sơn thêm phong phú và có ý nghĩa khoa học, thực tiễn!” – Bà Nguyễn Thị Anh Thi nhấn mạnh.

Lễ hội Quán Thế Âm 19/2 – Ngũ Hành Sơn là lễ hội tôn giáo được tổ chức hàng năm vào ngày 19/2 âm lịch. Lễ hội là dịp để quận Ngũ Hành Sơn nói riêng và TP Đà Nẵng nói chung quảng bá hình ảnh và sản phẩm du lịch của địa phương.

Năm 2000, Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng – Ngũ Hành Sơn đã được xếp vào danh mục 15 lễ hội lớn của cả nước. Từ đó, lễ hội Quán Thế Âm – Ngũ Hành Sơn trở thành một lễ hội lớn mang đậm nét văn hóa truyền thống cùng những nội dung phong phú không chỉ thu hút nhiều tăng ni, đạo hữu, phật tử Phật giáo cả nước mà còn du khách thập phương không phải tín đồ đạo Phật đến thưởng thức, chiêm bái và tham quan.

HẢI CHÂU
Từ khóa: Đà Nẵng lễ hội Quán Thế Âm Phật giáo Hàn Quốc Ngũ Hành Sơn Thủ tướng

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !