Phận người dưới gầm cầu thang bệnh viện

Vì điều kiện khó khăn, bệnh nặng khó đi lại, hoặc già yếu nên họ phải “bám” bệnh viện để lay lắt chữa bệnh, sống cuộc đời còn lại của mình.
Sống dưới gầm cầu thang bệnh viên nhưng ông Việt luôn có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Trong ảnh: Ông Phạm Quốc Việt và con trai 9 tuổi.
Sống dưới gầm cầu thang bệnh viên nhưng ông Việt luôn có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Trong ảnh: Ông Phạm Quốc Việt và con trai 9 tuổi.

Phận người dưới gầm cầu thang

Gần một năm, được sự cho phép của bệnh viện, với tấm chiếu, mùng mền và một ít đồ dùng cá nhân, gầm cầu thang gần phòng Cấp cứu và khoa ngoại thần kinh Bệnh viện Bà Rịa đã trở thành “nhà” giúp ông Phạm Quốc Việt, 63 tuổi, ở khu phố Ngọc Hà, thị trấn Phú Mỹ (huyện Tân Thành) sống lay lắt qua ngày đau bệnh. Hơn 4 năm trước, khi còn làm tài xế tại nhà máy xử lý chất thải Việt Nam (xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh), khi đang ngủ bất ngờ ông bị tai biến và bị liệt. Vợ bỏ đi để lại đứa con thơ và mẹ già 80 tuổi, nên sau khi được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, ông thôi nghề tài xế chuyển sang bán vé số để trang trải cho gia đình. Cuộc sống dường như không may mắn với ông, bởi sức khỏe ông ngày càng diễn biến nặng hơn. Ông đi khám và được chẩn đoán bị suy thận. Ba năm chạy thận tại Bệnh viện Bà Rịa, từ 1 tuần chạy thận 1 lần bây giờ số lần chạy thận đã gấp 3 và đó cũng là giới hạn cuối cùng cho những bệnh nhân suy thận như ông. Ông Việt bùi ngùi nói: “Do di chứng của tai biến nên sức khỏe giờ càng yếu hơn. Tuần nào tôi cũng phải lên bệnh viện để chạy thận, trước đây tôi còn đi về, nhưng giờ không còn đủ sức để đi xe từ nhà đến bệnh viện, nên tôi xin bệnh viện cho tá túc lại chờ Tết thì về”.

Gia đình ông Việt có hai chị em, nhưng kinh tế ai cũng khó khăn, thiếu thốn. Tiền trợ cấp từ các đơn vị hảo tâm cũng chỉ phần nào giúp ông đỡ chi phí điều trị. Thi thoảng, chị và các cháu cũng ghé qua viện thăm ông. Phần lớn thời gian trong ngày ông đi nhặt ve chai, bán vé số để dành tiền chạy thận. Nói về đứa con trai 9 tuổi của mình, ông nghẹn ngào. Thỉnh thoảng ông mới về nhà một lần nên nỗi nhớ con luôn thường trực trong lòng ông. “Mẹ bỏ nó từ khi còn nhỏ, nên về nhà nó quấn tôi lắm. Ngày cuối tuần nó được nghỉ học, nhớ bố nên lên thăm. Bệnh của tôi giờ gắn chặt với nơi này, có cái nhà cũng bán nốt để chữa bệnh. Giờ tôi chỉ lo không biết làm sao để con tôi có thể sống”- ông Việt rơm rớm nước mắt.

Hai người bạn già Võ Nhất và Nguyễn Thị Huệ giúp đỡ nhau trong quãng đời cuối cùng của mình tại bệnh viện.
Hai người bạn già Võ Nhất và Nguyễn Thị Huệ giúp đỡ nhau trong quãng đời cuối cùng của mình tại bệnh viện.

Cả đời người trong bệnh viện

Trong bệnh viện Bà Rịa, hàng ngày, người ta vẫn thấy một cụ già chống gậy đi khắp các khoa và nở nụ cười thân thiện. Khi chúng tôi hỏi, y tá ở đây cho biết, ông cụ đã sống khá lâu trong bệnh viện. Bị bệnh nặng, khi còn nhỏ ông bị mẹ bỏ lại bệnh viện nên ông Võ Nhất đã được các bác sĩ trong bệnh viện cưu mang, cứu chữa và cho ở trong bệnh viện. Theo sự chỉ dẫn, đằng sau khu khoa Sản của bệnh viện, chúng tôi tìm thấy ông đang sống trong một căn phòng chật hẹp chừng 15m2 chỉ đủ kê cái giường, cái tủ đã cũ và cái bếp lò đun củi.

Không giấy tờ tùy thân, những ngày tháng ở bệnh viện, ông Nhất đã được bệnh viện cho làm công việc lao công. Hơn 80 tuổi, một bên mắt đã bị hỏng và chân đau nên ông không còn tự làm những việc cá nhân. Thương ông già yếu sống cô độc, khi chăm con dâu đi sinh, bà Nguyễn Thị Huệ (80 tuổi) đã ở lại bầu bạn trò chuyện và giúp đỡ ông nấu cơm, giặt giũ trong suốt 20 năm. Ông móm mém cười: “Không có bà ấy thương thì tôi chẳng biết phải làm sao”. Sau bao nhiêu năm lưu lạc, ông nói, ông cũng tìm được người thân họ hàng hiện đang ở thị trấn Long Hải (huyện Long Điền). Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi sao ông không về nhà, ông bùi ngùi: “Tôi coi đây như nhà của mình. Giờ già rồi còn mấy năm nữa cũng đi nên tôi muốn sống nốt cuộc đời của mình ở đây”.

Còn bà Huệ những ngày sống ở bệnh viện cùng ông Nhất, để có tiền trang trải cho gia đình ở quê, bà đã đi nuôi đẻ thuê. Công việc giặt giũ, chăm sóc em bé, nuôi 3 ngày với sinh thường và 6 ngày với sinh mổ. “Nhà tôi cũng khó khăn nên bám tại bệnh viện để kiếm thêm đồng vào đồng ra, ai mướn gì làm đó. Mỗi lần đi nuôi sản phụ tôi cũng kiếm 1-2 trăm ngàn nhưng giờ cũng thỉnh thoảng vì  tôi già rồi nên cũng ít người thuê”, bà Huệ chia sẻ.

Nguồn: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !