Phân loại, thu gom, tái chế vỏ hộp giấy tại 800 trường tiểu học

Đây là chương trình phân loại, thu gom và tái chế vỏ hộp sữa quy mô lớn đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội dưới sự hỗ trợ của Sở Tài Nguyên & Môi trường và Sở Giáo dục & Đào tạo thành phố Hà Nội….

Sáng nay (14/12), tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (Đinh Tiên Hoàng, P. Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội) Tetra Pak, công ty cung cấp các giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm, đã khởi động chương trình phân loại, thu gom và tái chế vỏ hộp sữa tại 800 trường mầm non và tiểu học thuộc 16 quận, huyện thành phố Hà Nội, đưa tổng số trường học tham gia chương trình năm 2019 lên hơn 1.400 trường tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình dự kiến sẽ mở rộng quy mô hoạt động tái chế học đường tới Đà Nẵng và Bình Dương vào năm 2020.

Tetra Pak phối hợp với các đối tác phát động chương trình phân loại, thu gom và tái chế vỏ hộp sữa tại 800 trường mầm non và tiểu học thuộc 16 quận, huyện thành phố Hà Nội.

Đây là chương trình phân loại, thu gom và tái chế vỏ hộp sữa quy mô lớn đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội dưới sự hỗ trợ của Sở Tài Nguyên và Môi trường và Sở Giáo dục & Đào tạo thành phố Hà Nội….

Phát biểu khai mạc, bà Ann Mawe, đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam cho biết, dân số thế giới sẽ đạt 9 tỷ người vào năm 2050, điều đó làm gia tăng sự căng thẳng về tài nguyên. Trong khi đó, lượng rác thải xả ra môi trường ngày càng nhiều, riêng thủ đô Hà Nội có 10.000 rác thải rắn được xả ra mỗi ngày. Phương pháp xử lý hiện nay phổ biến là chôn lấp. Tuy nhiên, phương pháp này không tạo ra hiệu quả về mặt kinh tế và diện tích các bãi rác ở tại Hà Nội cũng như Hồ Chí Minh đang ngày càng trở nên thu hẹp lại.

Bà Ann Mawe, đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam.

“Để đối mặt với những thách thức này, chúng ta cần phải sử dụng rác thải một cách hiệu quả. Tôi hi vọng chúng ta có thể chung tay để biến rác thải thành nguồn tài nguyên thông qua việc phân loại, thu gom và tái chế vỏ hộp sữa học đường”, bà Mawe chia sẻ thêm.

Triển lãm hành trình bền vững của vỏ hộp giấy đựng đồ uống từ khâu khai thác nguyên liệu, sản xuất cho đến khi được tái chế.

Tham gia chương trình, các em học sinh được hướng dẫn cách xử lý vỏ hộp sữa sau khi uống như cho ống hút vào trong hộp, làm dẹp và bỏ vào đúng nơi quy định. Vỏ hộp sữa sau đó sẽ được công ty Lagom thu gom định kỳ hai tuần một lần và chuyển đến Nhà máy Giấy Đồng Tiến để tái chế thành các sản phẩm hữu ích như giấy công nghiệp, tấm phẳng và tấm lợp sinh thái...

Quy trình tái chế vỏ hộp giấy.

Mục tiêu cao nhất của chương trình không dừng lại ở việc thu gom, phân loại, tái chế vỏ hộp sữa tại trường học mà còn tiến tới lan tỏa và hình thành thói quen thu gom, phân loại và tái chế vỏ hộp giấy đựng đồ uống tại gia đình, từ đó mang đến một vòng đời mới cho vỏ hộp giấy. 

Vỏ hộp giấy đã qua sử dụng có thể được tái chế thành các sản phẩm hữu ích như giấy công nghiệp và tấm lợp, tấm phẳng sinh thái.

Hoạt động đổi vỏ hộp giấy lấy cây xanh thu hút đông đảo người tham dự.

Tại buổi lễ cũng diễn ra triển lãm về hành trình bền vững của vỏ hộp giấy đựng đồ uống từ khâu khai thác nguyên liệu, sản xuất cho đến khi được tái chế thành các sản phẩm thiết thực. Bên cạnh đó là các hoạt động sôi nổi khác dành cho giới trẻ diễn ra trong hai ngày 14 và 15/12/2019, khách tham quan khi mang 100 vỏ hộp giấy đựng đồ uống tới sự kiện được đổi lấy một cây xanh. Các hoạt động này đã thu hút hàng ngàn lượt người tham gia và truyền tải rộng rãi thông điệp thu gom, phân loại và tái chế vỏ hộp giấy đựng đồ uống đã qua sử dụng của chương trình.

Anh Hùng
Từ khóa: Phân loại thu gom tái chế vỏ hộp giấy tại 800 trường tiểu học Tetra Pak Việt Nam

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !