Phải có chứng chỉ “tiền hôn nhân” mới được cưới: Tại sao không?

Nhiều bạn trẻ vẫn cứ nghĩ yêu là cưới mà không lường hết những thách thức sau tuần trăng mật là cơm áo, gạo tiền, là bao mối quan hệ đan xen… Cuộc sống vợ chồng sau hôn nhân nhân không phải như thiên đường mà đôi trẻ vẫn tưởng tượng…

Chứng chỉ "tiền hôn nhân" bảo bối cho những cuộc hôn nhân bền vững?

Tại Hội thảo phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng và cơ sở giáo dục do Đoàn giám sát của Quốc hội về phòng chống xâm hại trẻ em tổ chức chiều 13/1, TS Nguyễn Xuân Thủy, Học viện Cảnh sát nhân dân đề nghị, cần nghiên cứu sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình để tăng cường vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc ngăn chặn tình trạng trẻ em bị xâm hại và phạm tội.

Theo đó, TS Thủy đề nghị cần “bổ sung quy định về điều kiện kết hôn trong luật Hôn nhân và gia đình theo hướng phải có chứng chỉ tiền hôn nhân thì mới được đăng ký kết hôn”. Vị TS này cũng đề xuất để có chứng chỉ này, những người muốn kết hôn phải "trải qua một lớp học về hôn nhân và gia đình, trong đó học cách làm cha, làm mẹ, học cách làm vợ, làm chồng, học cách dạy con trai, dạy con gái…".

Ngay sau đề xuất này đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau xung quanh. Đa phần cho rằng, đây là ý tưởng “phi thực tế”. Tuy nhiên, chia sẻ với PV Infonet về nội dung này, TS Vũ Thu Hương lại cho rằng, đây là đề xuất rất hợp lý.

Theo TS Vũ Thu Hương, giới trẻ Việt Nam hiện đang kết hôn nhưng không có kiến thức nhiều lĩnh vực khiến tỷ lệ ly hôn cũng khá lớn. Nguyên nhân do kiến thức về hôn nhân còn mơ hồ, họ đơn giản nghĩ yêu là cưới mà không lường hết những thách thức sau tuần trăng mật là cơm áo, gạo tiền, là bao mối quan hệ đan xen… Cuộc sống vợ chồng sau hôn nhân nhân không phải như thiên đường mà đôi trẻ vẫn tưởng tượng.

“Không nói đến câu chuyện làm bếp hay nội trợ, nhưng những kiến thức cơ bản về sức khỏe, về y tế, nuôi dạy một đứa trẻ, tổ chức gia đình, xây dựng kế hoạch chi tiêu… các bạn không biết rất nhiều. Nhiều cặp đôi cãi nhau chỉ vì những chuyện rất vớ vẩn như nết ăn, nết chơi của chồng/vợ”, TS Vũ Thu Hương bày tỏ.

Ngoài kiến thức về chăm sóc con cái, quản lý tài chính thì TS Vũ Thu Hương cũng chỉ ra vấn đề tài sản trước hôn nhân, sau hôn nhân cũng rất quan trọng. Thậm chí cần có những hợp đồng hôn nhân trong đó có những điều khoản cam kết với nhau để giữ hòa hiếu từ đầu đến cuối cuộc hôn nhân.

“Không phải học ở nước ngoài mà “chứng chỉ tiền hôn nhân” hợp lý, văn minh.  Bởi vì đây chỉ là cách yêu cầu để các bạn trẻ phải quan tâm học hỏi. Và hoàn toàn khả thi nếu được quy định trong luật. Theo đó, các cơ quan chức năng có thể thiết kế bài thi, cũng như kiến thức được đẩy lên mạng. Các cặp đôi có thể tận dụng mọi thời gian, không gian để tìm hiểu. Trước khi kết hôn họ có thể làm bài thi trắc nghiệm được tổ chức tại UBND phường/xã”, TS Vũ Thu Hương nhấn mạnh.

Theo TS Hương, dù giai đoạn đầu “không hy vọng mọi người học nghiêm túc nhưng ít nhất có đọc qua sách vở, nghĩa là có giảm bớt những tình trạng “hỗn loạn” như bây giờ. Bà Hương cho biết, bà từng tổ chức nhiều lớp học tiền hôn nhân nhưng học viên đăng ký theo học rất ít. Các bạn trẻ thường cười khẩy, nghĩ đó như là trò đùa khi ban tổ chức mời học.  

Song với số ít những theo học thì các bạn trẻ đã nhìn nhận về hôn nhân nghiêm túc hơn rất nhiều. Các bạn ấy chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân của bản thân rất cẩn thận.

“Không biết trước những gì xảy ra với các bạn sau này nhưng trước mắt, các bạn ấy đã có tâm thế chủ động sẵn sàng bước vào cuộc hôn nhân chứ không phải là “già rồi thì phải cưới”, “cưới chỉ vì mọi người cưới” hay “cưới do bầu rồi”… Thậm chí có những cặp đôi dắt nhau đi học, sau đó chia tay. Bởi họ nhận ra không muốn tiến đến một cuộc hôn nhân với quá nhiều khác biệt …”, TS Vũ Thu Hương nhìn nhận và cho biết thêm.

Một lần nữa, vị chuyên gia tâm lý này khẳng định khóa học, chứng chỉ “tiền hôn nhân” là rất cần thiết. Đành rằng những cuộc chia tay trước hay sau khóa học đều là những điều không mong muốn, nhưng thà rằng là hiểu ra nhận diện sớm trước khi xảy ra hậu quả.

Bởi khi đã thành vợ chồng, sinh con đẻ cái sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Và thà chia tay sớm còn hơn lao đầu vào cuộc hôn nhân mà không biết trước tương lai sẽ như thế nào. Lúc này, nếu tan vỡ thì sẽ khiến nhiều người đau khổ, trong đó không chỉ riêng họ mà đã có những đứa trẻ con chịu vạ lây.

N. Huyền
Từ khóa: Chứng chỉ “tiền hôn nhân” Học để cưới Thi để cưới Hôn nhân đúng người Trai lầm nghề gái nhầm chồng

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Anh em ruột muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp, đừng nói về 2 điều này

Anh chị em trong nhà cũng cần phải biết một số quy luật ngầm giúp giữ cho mối quan hệ được tốt đẹp.

Đang cập nhật dữ liệu !