PGS.TS Trần Thành Nam: Người lớn quá khắt khe khi cấm trẻ đến đám cưới!

Thay vì cấm trẻ em, mọi người nên khuyến khích các bé đến những nơi đông người và dạy cho chúng cách ứng xử văn minh, lịch sự

Mới đây, sự việc nữ ca sĩ Minh Hằng yêu cầu khách đến tham dự đám cưới của mình không dắt theo trẻ em vì đây là tiệc của người lớn đã gây xôn xao với nhiều ý kiến trái chiều.

{keywords}
Thiệp cưới của giọng ca Một vòng Trái Đất nói rõ về quy định không đón tiếp trẻ em

Số người ủng hộ thì cho rằng, đám cưới là sự kiện trọng đại, đặc biệt khi nhân vật chính là ngôi sao nổi tiếng. Việc cho trẻ con đến dự có thể làm buổi tiệc bị xáo trộn, bản thân bố mẹ cũng không thể tận hưởng hết sự trang trọng, niềm vui của đám cưới. Bởi con trẻ thường hiếu động, nghịch ngợm. Đưa chúng theo cùng khá phiền phức. Bố mẹ luôn luôn phải lo lắng về tã, bỉm hay con cái quấy khóc… Thêm nữa, nhà tổ chức cũng sẽ tốn kém thêm về chi phí tổ chức tiệc tùng.

Bên cạnh đó cũng có không ít ý kiến phản đối cách sống này.

Họ cho rằng trẻ con không đáng bị đối xử như vậy. Chúng rất hồn nhiên, ngây thơ. Cho con đi dự đám cưới cùng cũng là 1 trải nghiệm thú vị của tuổi thơ. Và trên thực tế thì chưa có trường hợp nào trẻ con phá hỏng buổi tiệc cả. Cha mẹ và người lớn cho con đi cùng, họ cũng có ý thức trông nom bọn trẻ rồi!

Chia sẻ với Infonet về vấn đề này, PGS. TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục (Trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội) nêu quan điểm: "Trẻ em đến những bữa tiệc sang trọng như đám cưới, tiệc sinh nhật... là những trải nghiệm rất hay với những đứa trẻ, để chúng ghi dấu lại những kỷ niệm vui về cuộc sống.

Đến dự những sự kiện vui cùng cha mẹ sẽ là cơ hội để các con học hỏi các kỹ năng ứng xử trong các tình huống xã hội đặc thù như một đám cưới, một bữa tiệc, một buổi họp báo ra mắt sản phẩm. Trẻ sẽ được bố mẹ giải thích về ý nghĩa của các sự kiện xảy ra trong cuộc sống và kết nối cảm xúc gia đình. Và những kỷ niệm vui vẻ thời thơ ấu có thể sẽ được sử dụng như một cách để đứa trẻ hồi tưởng lại, tự động viên bản thân trước những khó khăn trong cuộc sống sau này".

Việc không cho trẻ đến những nơi công cộng, cụ thể là đám cưới, tiệc... là người lớn đang quá khắt khe với chúng.

{keywords}
PGS. TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục (Trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội)

Dạy con cách ứng xử văn minh nơi công cộng

Theo PGS. TS Trần Thành Nam, thay vì cấm trẻ em, mọi người nên khuyến khích các bé đến những nơi đông người và dạy cho chúng cách ứng xử văn minh, lịch sự.

Để cho con biết cách ứng xử nơi đông người, đặc biệt là trong những sự kiện trang trọng, lịch sự, cha mẹ và người lớn cần "diễn tập" trước với trẻ. Người lớn có thể ra điều kiện với con rằng: Bố mẹ sẽ đưa con đến dự một sự kiện trang trọng, sẽ có rất nhiều hoạt động và con cần cam kết thực hiện 3 việc (Ví dụ như luôn ở bên cạnh bố mẹ, không chạy ra khỏi tầm mắt của bố mẹ; tay không tự tiện với lấy bất cứ thứ gì mà không được bố mẹ đồng ý; chào hỏi, mỉm cười và giữ trật tự).

Nếu con làm được 3 việc đó thì con sẽ nhận một quyền lợi, 1 phần thưởng khi chúng ta trở về nhà. Ví dụ như con được ăn bim bim trước khi đi ngủ hoặc con được thức khuya hơn một chút để xem 1 bộ phim con yêu thích.

Trẻ con thường quên nhanh do mải chơi, vì vậy, người lớn nên thường xuyên nhắc lại để con nhớ. Có thể  trước khi đi, viết những yêu cầu và phần thưởng ra giấy để con để trong túi mang theo. Nhắc lại những nguyên tắc khi gia đình trên đường tới sự kiện và yêu cầu con nhắc lại trước khi vào sự kiện. Với thái độ thân thiện và khuyến khích, con của bạn sẽ làm được.

'Việc thiếu các sân chơi vật lý cho con cái đã khiến cho chúng ta đang có một thế hệ trẻ dường như chỉ tự tin trên không gian mạng mà rất “gà ngơ” trong các tình huống ứng xử thực tế. Việc cấm những đứa trẻ đến những nơi công cộng không chỉ tước mất cơ hội tăng cường hiểu biết và rèn luyện các kỹ năng mềm, kỹ năng xã hội, kỹ năng ứng xử và giải quyết vấn đề một cách linh hoạt mà nó còn làm tăng cường biểu hiện của chứng ám sợ xã hội và nguy cơ trầm cảm nữa" - TS. Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội

 Bạch Dương

Tiệc cưới ca sĩ Minh Hằng cấm trẻ em, giới trẻ nghĩ sao về trào lưu từ phương Tây?

Tiệc cưới ca sĩ Minh Hằng cấm trẻ em, giới trẻ nghĩ sao về trào lưu từ phương Tây?

Những ngày gần đây, mạng xã hội xôn xao bàn tán về vấn đề có nên cho trẻ em đi đám cưới. Vấn đề này khởi nguồn từ việc nữ ca sĩ Minh Hằng đề nghị khách quan đến tham gia đám cưới của mình không dẫn theo trẻ nhỏ.   

Bức ảnh tốt nghiệp thần thái tự tin ngút ngàn của bé mẫu giáo gây sốt

MỸ- Bé gái 6 tuổi gây sốt mạng xã hội sau khi bức ảnh chụp trong buổi lễ tốt nghiệp mầm non lan truyền. Hình ảnh cô bé đĩnh đạc, tự tin ngút ngàn khiến nhiều người ngưỡng mộ.

TikTok lại lan truyền nội dung độc hại xúc phạm nhân vật lịch sử

Bài thơ chú bé loắt choắt đã bị xúc phạm nghiêm trọng qua bài rap trên TikTok, đang lan truyền chóng mặt trong những ngày qua.

Vụ Lệ Hằng bị bắt: Có nghệ sĩ không đủ bản lĩnh trước hào quang bất ngờ

Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ không khỏi xót xa khi biết nữ diễn viên Lệ Hằng trong phim "Xin hãy tin em" bị bắt vì ma tuý.

Phim chiếu mạng tràn lan cảnh nóng, bạo lực, quản thế nào?

Trong khi những bộ phim chiếu rạp phải chịu sự kiểm duyệt gắt gao của Hội đồng duyệt phim quốc gia và dán nhãn chi tiết thì những bộ phim chiếu mạng dường như bị thả nổi.

Cắt tóc nữ sinh ngay giữa lớp: 'Hành xử thô thiển gây tác dụng ngược'

Nhắc nhở nhiều lần học sinh vẫn chưa chịu thay đổi, một cô giáo tại Vĩnh Phúc đã tự ý cắt tóc của em này trên lớp học, gây ý kiến trái chiều trên mạng xã hội.

Hàng chục trẻ em thiệt mạng vì các thử thách “chết chóc” trên TikTok

Mặc dù tại Việt Nam chưa xuất hiện trường hợp nào trẻ em tử vong do tham gia các thử thách “chết chóc” trên TikTok, nhưng trên thế giới đã ghi nhận con số hàng chục.

Vụ tấn công tình dục ngay trên livestream gây rúng động Hàn Quốc

Khoảnh khắc gây sốc lan truyền trên mạng xã hội cho thấy cô gái bị người đàn ông lợi dụng ngay trên livestream.

Vụ bằng đại học 'vô dụng’: Hậu họa khi nghe TikToker hướng nghiệp

Theo các chuyên gia về giáo dục, không có bằng đại học nào vô dụng. Lý do ở bậc đại học, ngoài đào tạo kiến thức còn có các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm... Những kỹ năng này, bất kỳ cơ quan nào cũng yêu cầu.

Người mẫu chuyển giới dùng lông che ngực thay áo gây xôn xao

Hunter Schafer trở thành tâm điểm bàn tán khi mặc trang phục không giống ai tới tiệc hậu Oscar của Vanity Fair.

Nộp bằng đại học vào 825 công ty, cô gái bật khóc vì không tìm được việc

Câu chuyện về một cô gái ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc nộp hồ sơ vào 825 công ty, tham gia 30 buổi phỏng vấn nhưng vẫn không tìm được việc làm đang gây xôn xao dư luận.

Đang cập nhật dữ liệu !