PGS.TS Nguyễn Huy Nga: 'Đến ngày 6/9, Hà Nội chưa thể sạch F0'

Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, dịch bệnh hiện nay chưa thể sớm kiểm soát được, cho nên đến ngày 6/9, Hà Nội chưa thể 'sạch' F0.

Đây là quan điểm của PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khi trả lời phóng viên Infonet xung quanh diễn biến dịch ở Hà Nội, đặc biệt là điểm nóng Thanh Xuân Trung.

{keywords}
PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Đến ngày 6/9 Hà Nội không thể sạch F0

Ổ dịch ở Thanh Xuân Trung được ví như “điểm nóng” khi những ngày qua các ca dương tính liên tục tăng. Vậy điều cần nhất hiện nay ở khu vực này là gì để khoanh vùng, dập dịch thưa ông?

PGS. TS. Nguyễn Huy Nga: Theo tôi để chặn được ổ dịch ở Thanh Xuân Trung thì chính quyền và người dân cần thực hiện nghiêm việc hạn chế đi lại, thậm chí không đi lại ở những khu vực có ca bệnh nhiều mà người dân không chịu tuân thủ 5K ai ở nhà nào ở yên nhà ấy – không ra khỏi cửa và thực hiện tốt giãn cách trên 2m khi cần thiết tiếp xúc với người ngoài tuyệt đối tuân thủ đeo khẩu trang đúng cách. Cần thì có thể để người dân tự xét nghiệm tại nhà.

TP Hồ Chí Minh mới đây đã thực hiện di dời dân ra những vùng an toàn đối với những khu dân cư đông đúc… liệu Hà Nội có nên thực hiện việc này đối với khu vực Thanh Xuân Trung hay không?.

PGS. TS Nguyễn Huy Nga: Đến thời điểm này chỉ cần nhà nào ở nhà ấy. Bởi vì giả sử nhà có 10 người mà có 1 F0 thì cũng đã lây nhau cả rồi nên không cần phải di dời. Di dời nhà ấy đến đâu chăng nữa thì vẫn lây nhau trong nhà, thậm chí còn gây nguy cơ bùng phát dịch cho nơi khác

Vấn đề ở đây là phải làm sao để nhà này không lây sang nhà kia. Chủ yếu là nhà này với nhà khác phải giữ được khoảng cách người với người và thực hiện nghiêm 5K. Lây lan trong gia đình là tất yếu khi có 1 ca F0.

Với diễn biến dịch như hiện nay, theo ông đến ngày 6/9 Hà Nội có dập được dịch, đủ điều kiện để tháo giãn cách không?

PGS. TS Nguyễn Huy Nga: Dịch hầu như không thể hết được, không thể về trạng thái ban đầu là không có F0. Cho nên nếu nói dập để không còn F0 thì chắc chắn đến ngày 6/9 là không thể. Bởi dịch bây giờ đã lan âm thầm trong cộng đồng rồi. Hôm nay xét nghiệm không phải là F0 nhưng vì chưa phát bệnh nhưng ngày mai họ lại dương tính. Thậm chí khi thấy âm tính họ lại chủ quan không giữ gìn nên lây bệnh cho người khác…

{keywords}
Phường Thanh Xuân Trung trở thành "ổ dịch" phức tạp nhất Thủ đô hiện nay với hơn 300 ca mắc 

Vậy theo ông Hà Nội cần làm gì trong thời điểm này?

PGS. TS Nguyễn Huy Nga: Phải giữ được các bệnh viện để không lây vào đấy. Tất cả những người sốt, ho trong cộng đồng là phải được bóc tách, xét nghiệm ngay. F1 có thể tự xét nghiệm tại nhà, cách ly tại nhà.

Đáng lưu ý khi lấy mẫu xét nghiệm cho F1 thì  nhân viên y tế phải thực hiện nghiêm việc thay găng tay, sát khuẩn găng tay sau mỗi lần lấy mẫu tránh nguy cơ lây nhiễm chéo.

Ngoài ra cần phải đẩy mạnh giáo dục truyền thông hơn nữa, thắt chặt kỷ luật hơn nữa. Những khu ở dưới đấy (Thanh Xuân Trung - PV) cứ bùng phát nhiều là do ở chật chội, đông dân và do nhận thức vệ sinh phòng bệnh của nhân dân chưa cao. Không chỉ dịch Covid-19  mà trước đây dịch sốt xuất huyết cũng thường xuyên xẩy ra ở đấy…

Việc tuân thủ giãn cách và 5K chưa đạt yêu cầu mà chủ yếu lây là do không thực hiện 5K – không đeo khẩu trang hoặc đeo nhưng không đúng cách, đeo xong đi một đoạn lại kéo xuống, rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng thì làm sao không lây được?

Đến như bác sĩ, nhân viên y tế trong bệnh viện đối mặt với vi rút có tải lượng lớn bên trong buồng bệnh mà rất ít khi lây vì họ thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn. 

Người dân làm được như nhân viên y tế trong bệnh viện thì làm sao mà lây được? Thực tế là nơi nào nhận thức của nhân dân tốt thì không lây được.

Tôi phải nhắc lại điều kiện ở thì chật chội mà nhận thức phòng bệnh kém thì lây là đúng thôi. Cho nên bây giờ phải thắt chặt kỷ luật phòng bệnh theo quy định và truyền thông cho dân biết cách phòng chống lây nhiễm vi rút, bảo vệ bản thân.

Để chuẩn bị cho những tình huống “xấu” hơn dù không mong muốn cũng như kiểm soát, sống chung với dịch bệnh như chỉ đạo của Thủ tướng, theo ông ngoài những nhiệm vụ nêu trên Hà Nội có cần thiết triển khai việc thực hiện cho F1 cách ly tại nhà?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Tôi cho rằng cần triển khai ngay cho F1 cách ly tại nhà với những nhà có đủ điều kiện. Ai không đủ điều kiện cách ly tại nhà mới đưa đi tập trung. Đồng thời hướng dẫn để người dân tự test. Khi có dương tính thì họ báo y tế để đến lấy mẫu xét nghiệm khẳng định bằng phương pháp PCR –RT.

Điều này đồng nghĩa với việc nhân dân cùng chung tay với nhà nước phòng chống dịch, hạn chế việc cách ly tập trung ào ạt, vừa tốn kém ngân sách chưa kể nguy cơ lây nhiễm chéo tại khu vực cách ly.

Việc phòng bệnh cho bản thân mình người dân phải tự lo, phường – chính quyền địa phương phải lo cho khu vực mình quản lý. Cái đó ai cũng thực hiện được, chỉ có việc chữa bệnh thì người dân không biết rõ nên phải nhờ đến y tế. Việc phòng bệnh là của người dân và cộng đồng chung tay.

Còn nhà nước lo tập trung chuẩn bị triển khai điều trị từ trạm y tế phường đến hệ thống bệnh viện công và cả hệ thống y tế tư nhân để đối phó với các tình huống dịch lan rộng.

Ngoài ra, Hà Nội cũng cần phải đẩy mạnh tiêm vắc xin trong hoàn cảnh chưa đủ vắc xin thì cần ưu tiên tiêm sớm cho những người cao tuổi, người bệnh nền đặc biệt là người béo phì, người tiểu đường …

Xin cảm ơn PGS. TS ! 

Sở Y tế Hà Nội trưa 30/8 thông tin, trong sáng nay TP ghi nhận 45 ca mắc Covid-19 mới, nâng tổng số ca mắc ở Thủ đô trong 18 giờ qua lên 68 ca.

Trong 45 ca Covid- 19 mới, có 32 ca ở quận Thanh Xuân đều thuộc phường Thanh Xuân Trung. Như vậy, đến nay tổng số ca Covid-19 phát hiện được tại phường này đã lên 304 ca. Trong đó có 18 người ở ngõ 328 Nguyễn Trãi, 12 người ở ngõ 330 Nguyễn Trãi, 2 ca còn lại ở 61 Vũ Trọng Phụng và E8 Nguyễn Trãi. 
Bác sĩ trong tâm dịch TP. HCM: '4 tháng gia đình không gặp nhau, mong sớm hết dịch để về đón con'

Bác sĩ trong tâm dịch TP. HCM: '4 tháng gia đình không gặp nhau, mong sớm hết dịch để về đón con'

Gửi con gái 30 tháng tuổi cho bà nội ở Bắc Giang, con gái lớn 6 tuổi cho bà ngoại ở Cao Bằng, nữ bác sĩ hồi sức cấp cứu xách va li lên đường vào tâm dịch TP Hồ Chí Minh.

N. Huyền (thực hiện)

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Đang cập nhật dữ liệu !