Patê trôi nổi làm gan lợn chết

Không chỉ sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, nhiều loại patê bày bán trên thị trường còn được xử lý bằng chất tẩy, hương liệu không nguồn gốc

Patê trôi nổi làm gan lợn chết

Patê trôi nổi làm gan lợn chết

Patê bán ở chợ khó bảo đảm chất lượng. Ảnh: Hồng Thúy

Từ lâu, patê, chả lụa, giăm bông đã trở thành món ăn quen thuộc. Hiện nay, ở các chợ, mặt hàng thịt nguội này muốn mua bao nhiêu cũng có. Tuy nhiên, phần lớn sản phẩm bày bán ở các chợ đều không có nhãn mác, địa chỉ sản xuất, chưa được cơ quan chức năng kiểm tra chất lượng.

Dễ làm như... luộc rau!

Cuối tuần rồi, chúng tôi tiếp cận một cơ sở gia đình chuyên sản xuất patê nằm sâu trong hẻm ở quận Bình Thạnh - TPHCM. Đầu ra sản phẩm của cơ sở này là các chợ, quán ăn, xe bánh mì lề đường.

Tại đây, các công đoạn chế biến đều bày trên sàn nhà chật chội, ẩm thấp, không bảo đảm vệ sinh. Công đoạn chế biến chính nằm cạnh nhà vệ sinh. Nguyên liệu làm patê như gan, mỡ heo, bánh mì thì chất la liệt trên sàn nhà. Thau chậu, cối xay bám đầy chất bẩn. Trước khi chế biến, bánh mì được ngâm với nước đục ngầu. Gan, mỡ heo thì được ngâm trong thau, xô. Để patê thơm ngon, sau đó, toàn bộ nguyên liệu được trộn với gia vị, phẩm màu, hương liệu.

Sau khi lân la nhiều nơi, chúng tôi mới biết cơ sở nói trên không phải là cá biệt. Nhiều cơ sở sản xuất patê ở TPHCM cũng có quy mô, “công nghệ” sản xuất tương tự.

Ông Lê Văn Toàn, phụ trách sản xuất cho một cơ sở chế biến thực phẩm tại TPHCM, cho biết làm patê dễ như... luộc rau, chỉ cần nghe qua là có thể làm được. Gan trộn với mỡ heo, bánh mì và gia vị cho vào nồi hấp khoảng 2 - 3 giờ là có thành phẩm.

Sử dụng nguyên liệu thải

Theo đoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh thực phẩm quận Bình Thạnh, trước đây đoàn đã kiểm tra và phát hiện nhiều cơ sở sản xuất patê sử dụng nguyên liệu không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, thậm chí, có hộ sử dụng chất cấm.

Ông Trần Minh Thành, chủ một cơ sở chế biến thực phẩm tại TPHCM, cho biết nguyên liệu chính làm patê là gan, mỡ heo và bánh mì. Tuy nhiên, vì muốn có lãi cao nên nhiều cơ sở sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, giá rẻ.

Chẳng hạn, gan heo có 2 loại là gan bột và gan đá. Gan bột là của heo khỏe mạnh nên có giá cao, gan đá là từ heo bệnh, heo chết. Gan đá có màu đen thẫm, không còn mùi thơm đặc trưng và sau khi chế biến, patê sẽ có màu lốm đốm, không đồng đều. Để khắc phục, người chế biến cho phẩm màu rẻ tiền vào. Mỡ cũng vậy, muốn lãi cao thì chọn loại thải ra từ các chợ, chất lượng không bảo đảm, giá bán rất rẻ, chỉ hơn 10.000 đồng/kg.

Thậm chí, nhiều người còn sử dụng cả mỡ thối. Nhiều cơ sở cũng không ngần ngại tận dụng nguồn bánh mì ế, bị mốc của các tiệm để làm patê. Hương thơm chính của patê là từ đại hồi, đinh hương, thảo quả nhưng nhiều cơ sở lại chọn hương patê (hóa chất) do giá rẻ, chế biến đơn giản.

Không chỉ patê, hiện nay, chả lụa, giăm bông cũng được nhiều cơ sở chế biến từ nguồn nguyên liệu không an toàn vệ sinh thực phẩm.

Giám đốc kỹ thuật của một công ty chế biến thực phẩm lớn tại TPHCM cho biết làm patê khá đơn giản nhưng cái khó là ở khâu bảo quản. Nếu không bảo quản đúng kỹ thuật, chỉ sau một, hai ngày, sản phẩm sẽ bị mốc, đổ nhớt, có dòi. Một nguyên nhân khác làm patê dễ hư là do cơ sở sản xuất chưa hấp chín sản phẩm. Nếu hấp dưới 70 độ C, patê sẽ xốp, hấp dẫn người mua. Ngược lại, hấp ở nhiệt độ cao, quá chín, sản phẩm sẽ không xốp. Vì vậy, để patê chín và xốp là kỹ thuật không đơn giản, những cơ sở nhỏ khó làm được.

Theo Người lao động

Theo Người lao động

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Đang cập nhật dữ liệu !